Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG THAM DỰ NHIỀU SỰ KIỆN LỚN TẠI CÀ MAU

LÊ PHƯƠNG- NH.THIÊN-THU TUYẾT (SGGP 30-01-2012)

*Khánh thành cầu Đầm Cùng nối liền đường bộ từ Lạng Sơn đến Năm Căn
 *Đưa sản phẩm đầu tiên của Nhà máy Đạm Cà Mau ra thị trường.
*Khánh thành công trình nâng cấp, trùng tu, tôn tạo khu tưởng niệm Bác Hồ
*Sáng 30-1-2012 tại xã Đầm Cùng huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau, Bộ GTVT phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức khánh thành cầu Đầm Cùng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự và cắt băng khánh thành. Đến  dự lễ khánh thành còn có nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, đồng chí Lê Thanh Hải - Uỷ viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành uỷ TPHCM, đồng chí Trương Vĩnh Trọng, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng các Bộ, ban ngành Trung ương cũng đã đến dự buổi khánh thành. Đặc biệt là sự chứng kiến trong niềm hân hoan của hàng ngàn người dân vùng Đất Mũi Cà Mau.
*Cũng trong ngày 30-1-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dự lễ công bố sản phẩm thương mại đầu tiên của nhà máy Đạm Cà Mau do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban Quản lý dự án Khí Điện Đạm Cà Mau đã tổ chức...
Cầu Đầm Cùng bắc qua sông Bảy Háp nối liền hai huyện Cái Nước và Năm Căn (Cà Mau). Điểm đầu dự án cầu Đầm Cùng thuộc địa phận xã Trần Thới, huyện Cái Nước, điểm cuối dự án, thuộc địa phận xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn. Dự án nằm trong tổng thể các dự án thành phần giai đoạn 2 của đường Hồ Chí Minh. Dự án cầu Đầm Cùng được khởi công ngày 5/1/2009 và đã kịp hoàn thành trước Tết Nhâm Thìn 2012 để phục vụ người dân đi lại dịp Tết.
Cầu có quy mô 2 làn xe, chiều rộng bề mặt 12m, chiều dài tuyến 2050m; trong đó chiều dài cầu 668 m và đường hai đầu cầu dài 1380m, quy mô vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực.Có thể nói dự án đầu tư xây dựng cầu Đầm Cùng đã gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước.
Nhà thầu chính ban đầu là Tổng công ty công trình giao thông 6 gặp khó khăn về nguồn vốn nên đã có lúc ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. Vì áp lực tiến độ, Bộ GTVT đã phải điều chuyển một phần khối lượng cho một đơn vị của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 để gấp rút hoàn thành dự án.
Cầu Đầm Cùng là một trong hai cây cầu cuối cùng trên QL1A từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Mũi Cà Mau. Việc khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Đầm Cùng đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của phà Đầm Cùng, phà cuối cùng trên QL1A. Dự án do Ban QLDA đường Hồ Chí Minh - Bộ GTVT làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư  trên 351 tỷ đồng. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 chịu trách nhiệm thi công.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và biểu dương sự nỗ
ực của Bộ GTVT, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, chính quyền và bà con nhân dân địa phương cùng các lực lượng tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng cầu Đầm Cùng trong suốt 3 năm qua đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức của những biến động về thời tiết khí hậu, giá cả thị trường và đặc biệt là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới để hoàn thành công trình.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu trên cây cầu đưa đường Hồ Chí Minh về với mảnh đất tận cùng của Tổ quốc
Thủ tướng giao nhiệm vụ đến năm 2015 phải nối liền Đất Mũi bằng cây cầu nữa nối với huyện Ngọc Hiển là cầu Năm Căn. Thủ tướng nhấn mạnh: Dự án chậm tiến độ là do cầu Đầm Cùng giải phóng mặt bằng chậm 11 tháng nên nếu bà con ủng hộ thì sẽ có cây cầu này sớm hơn 11 tháng. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị đồng bào huyện Năm Căn và Ngọc Hiển hết sức ủng hộ dự án cầu Năm Căn tới để cây cầu cuối cùng đi dọc đất nước sẽ được nối thông.
Cùng với cầu Năm Căn, Thủ tướng lưu ý  Bộ GTVT về việc nâng cấp đường Hồ Chí Minh đoạn Ngọc Hồi để con đường Hồ Chí Minh thông suốt. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, trong những năm tới phải triển khai những dự án lớn này. Nâng cấp quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Cà Mau lên thành 4 làn xe có dải phân cách.

      *Cũng trong ngày 30-1-2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã dự lễ công bố sản phẩm thương mại đầu tiên của nhà máy Đạm Cà Mau do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban Quản lý dự án Khí Điện Đạm Cà Mau đã tổ chức...

Dự án nhà máy sản xuất phân đạm Đạm Cà Mau là một trong các dự án thành phần của cụm dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau được xây dựng nhằm bảo đảm cung cấp ổn định phân đạm cho phát triển của đất nước đến năm 2025. Đây là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, nằm trong chiến lược phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2025.
Nhà máy Đạm Cà Mau được đặt tại xã Khánh An, Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau, diện tích khoảng 62ha, gần tuyến ống dẫn khí PM3 - Cà Mau, gần thị trường tiêu thụ, giao thông thuận tiện đặc biệt là giao thông thủy, đáp ứng các yêu cầu về xây dựng và phát triển (quỹ đất, địa chất, thủy văn), khả năng cấp điện, cấp nước, giao thông phục vụ thi công thuận tiện, giảm thiểu tác động môi trường, chi phí xây dựng thấp nhất và hiệu quả khai thác sử dụng cao do chi phí đền bù di dân thấp, tập kết vật liệu thuận tiện.
Nhà máy có công suất 800.000 tấn urê/năm với tổng mức đầu tư được duyệt là khoảng 780 triệu USD trong đó giá trị hợp đồng EPC là 563 triệu USD. Nguồn khí thiên nhiên cung cấp cho nhà máy là khí từ lô PM3 - CAA, mỏ Cái Nước thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam thông qua đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau.
Công nghệ sử dụng tại nhà máy là công nghệ tiên tiến được cung cấp bởi các nhà cung cấp bản quyền công nghệ có uy tín trên thế giới. Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có xuất xứ từ EU/G7. Các tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án là các tiêu chuẩn Quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn, phòng cháy chữa cháy của Việt Nam.

*Cũng trong ngày 30-1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự lễ khánh thành công trình nâng cấp, trùng tu, tôn tạo khu tưởng niệm Bác Hồ và dâng hương Bác Hồ. Khu tưởng niệm Bác Hồ (Công viên Văn hóa tỉnh, phường 1, TP Cà Mau) nằm trong quy hoạch tổng thể với diện tích 60.700m2.    
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét