Nguyễn Thu Tuyết (SGGP 10-2008)
Kinh teá môû cöûa, ñaát nöôùc ngaøy caøng hoäi nhaäp nhanh hôn cuøng theá giôùi vaø baïn beø khaép naêm chaâu boán bieån. Cuøng vôùi nguoàn voán FDI ñoå vaøo VieätNam ñang ngaøy caøng taêng maïnh thì caùc doanh nhaân nöôùc ngoaøi cuõng ñaõ vaø ñang ñeán laøm vieäc taïi VN ngaøy moät nhieàu hôn. Haàu heát hoï laø nhöõng nhaân söï baäc cao, gioûi chuyeân moân, nhieàu kinh nghieäm, hoï ñaõ vaø ñang xem Vieät Nam nhö laø queâ höông thöù 2 cuûa mình. Trong loaït baøi vieát naøy (khôûi ñang töø hoâm nay 11-11-2008), chuùng toâi traân troïng giôùi thieäu ñeán baïn ñoïc taâm söï cuûa nhöõng doanh nhaân nöôùc ngoaøi voán ñang giöõ troïng traùch taïi caùc doanh nghieäp, coâng ty nöôùc ngoaøi danh tieáng. Hoï ñang ngaøy ñeâm cuøng vôùi caùc coäng söï cuûa mình tích cöïc laøm vieäc, gaén boù vaø coù nhieàu ñoùng goùp tích cöïc cho neàn kinh teá, xaõ hoäi Vieät Nam .
Kinh teá môû cöûa, ñaát nöôùc ngaøy caøng hoäi nhaäp nhanh hôn cuøng theá giôùi vaø baïn beø khaép naêm chaâu boán bieån. Cuøng vôùi nguoàn voán FDI ñoå vaøo Vieät
Bài 1
OÂng Thomas Tobin-Toång Giaùm ñoác Ngaân haøng HSBC
“VAÊN HOAÙ KINH DOANH PHAÛI HÖÔÙNG ÑEÁN COÄNG ÑOÀNG”
Những chương trình hoạt động vì cộng đồng luôn để lại trong tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu đậm. Tôi sẽ không bao giôø quên nụ cười nồng ấm, thân thiện của các em khiếm thị Trường mù Nguyễn Đình Chiểu trong đêm Giáng Sinh maø chúng tôi tổ chức cho các em trong năm vừa qua.
-Cơ duyên nào đưa ông đến công tác tại Việt Nam ? ấn tượng của ông khi lần đầu đặt chân đến đất nước này vôùi vai troø tổng giám đốc ngân hàng HSBC?
*Ông Thomas Tobin: -Tôi đã có dịp đến Việt Nam cùng gia đình vào các kỳ nghỉ kể từ năm 1998 và cảm nhận đây là một đất nước xinh đẹp với những con người thân thiện. Qua 15 năm làm việc tại châu Á Thái Bình Dương, tôi nhận thấy Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực. Trong suốt thời gian một năm đầu tiên làm việc tại Việt Nam , tôi đã bị ấn tượng bởi tốc độ phát triển nhanh cũng như các cơ hội kinh doanh tại đất nước này. Ấn tượng đầu tiên của tôi về người Việt Nam là sự bền bỉ, sức trẻ và đức tính cần cù. Đường phố lúc nào cũng tấp nập, người dân hối hả đến trường hoặc đến sở làm. Dường như mọi người ai cũng có một ý chí cố gắng tự xây dựng cho mình và gia đình một tương lai tươi sáng hơn. Tôi cũng bị thuyết phục bởi lòng nhiệt thành và sự cống hiến trong công việc của những người đồng nghiệp mà đa số là người Việt Nam . Tôi cho rằng đây là tài sản quý giá nhất mà ngân hàng chúng tôi có được và tôi cảm thấy thật may mắn khi đứng chung đội ngũ với những nhân viên luôn phát triển và đạt thành tích cao này.
-Quan điểm của ông về văn hóa kinh doanh là như thế nào?
-Văn hóa kinh doanh thường mang tính thương mại và thực tế, nhưng đầu tiên doanh nghiệp cần phải có là mối quan hệ cộng đồng mang tính nhân văn. Câu hỏi đầu tiên người Việt Nam thường hỏi là bạn từ đâu đến, bạn đã có gia đình chưa và bạn có thích Việt Nam không. Đó là sự thể hiện mạnh mẽ của nét văn hóa hướng đến cộng đồng. Người dân Việt Nam thường muốn sự tôn trọng trong kinh doanh và được cảm thấy họ đang góp phần xây dựng không chỉ riêng doanh nghiệp của mình mà còn cả cộng đồng. Tại HSBC, chúng tôi mong muốn trở thành một phần của cộng đồng địa phương và luôn khuyến khích nhân viên tham gia các chương trình, hoạt động xã hội và từ thiện. Một người nhân viên sẽ luôn cảm thấy tốt đẹp khi thấy công ty quan tâm đến mình và cộng đồng mình đang sống.
-Vài nhận xét, đánh giá của ông đối với hoạt động kinh doanh của công ty và những hoạch định trong thời gian tới?
-Có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 1870, HSBC hiện là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại đây. Chúng tôi là ngân hàng đầu tiên được Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) cho phép tăng vốn cổ phần tại một ngân hàng trong nước, ngân hàng Techcombank, lên 20%. Chúng tôi cũng là một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên nhận được giấy phép chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài. Đến nay, HSBC đã đạt được danh hiệu Ngân hàng Nước Ngoài tốt nhất Việt Nam ba năm liền 2006, 2007, và 2008 do tạp chí FinanceAsia bình chọn, Ngân hàng Lưu Ký tốt nhất Việt Nam 2008 do tạp chí Global Fiance bình chọn, Ngân hàng tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2008 do Asset Triple A bình chọn. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới khách hàng, giới thiệu thêm nhiều sản phẩm mới và cung cấp các dịch vụ cho phạm vi thị trường rộng hơn, bao gồm các dịch vụ tài chính ngân hàng cho các doanh nghiệp, các định chế tài chính và khách hàng cá nhân.
-Neáu xa Việt Nam , điều gì sẽ làm ông nhớ nhất? ông hãy kể một kỷ niệm về Việt Nam mà ông nhớ nhất?
-Mặc dù tôi mới chỉ sống và làm việc tại Việt Nam chưa đầy hai năm nhưng kỷ niệm đẹp của tôi về đất nước này quả là không ít. Những chương trình hoạt động vì cộng đồng luôn để lại trong tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu đậm. Tôi sẽ không quên nụ cười nồng ấm của các bạn đồng nghiệp người Việt Nam và sự thân thiện của các em khiếm thị trường mù Nguyễn Đình Chiểu tại đêm Giáng Sinh chúng tôi tổ chức cho các em trong năm vừa qua. Tôi cảm nhận được sức mạnh từ những bài hát giáng sinh các em hát và từ những cái chạm tay của các em và tôi sẽ luôn nhớ điều này ngay cả khi tôi không còn ở Việt Nam .
Bài 2:
OÂng Je Hyoung Park-Toång Giaùm ñoác Coâng ty Ñieän töû Samsung-Vina
ÑEÅ NHAÂN VIEÂN LAØM VIEÄC TÖÏ TIN TRONG MOÂI TRÖÔØNG QUOÁC TEÁ
-Cô duyeân naøo ñöa oâng ñeán coâng taùc taïi VN?
-Tôi tới làm việc tại Việt Nam lần đầu tiên từ năm 1994 đến năm 1997. Đây là nhiệm kỳ đầu tiên ở nước ngoài của tôi và cũng là thời gian Việt Nam bắt đầu hội nhập mạnh. 3 năm ở Việt Nam lúc đó đã cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu cả trong kinh doanh lẫn cuộc sống. Chính vì vậy, tôi đã không ngần ngại khi được quay trở lại làm việc thêm một nhiệm kỳ nữa tại Samsung Vina.
- Oâng coù thöïc söï yeâu meán ñaát nöôùc, con ngöôøi Vieät Nam ? Vì sao?
-Tất nhiên! Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm chung, từ những điều đơn giản như cùng dùng đũa, cùng chia sẻ ngôn từ như xuân – hạ - thu – đông… đến hệ giá trị như đạo Khổng, quan niệm kính trên, nhường dưới… Ở đây, tôi có cảm giác như vừa được ở nhà, vừa được khám phá những điều mới mẻ.
- Quan ñieåm cuûa oâng veà vaên hoaù doanh nghieäp, vaên hoaù kinh doanh?
-Theo tôi, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Có những khía cạnh vẫn chưa thực sự đạt tới độ chín, có những khía cạnh vẫn đang trong giai đoạn sơ khai… Riêng đối với tôi, một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong nhiệm kỳ tại Việt Nam là làm sao phải nuôi dưỡng và phát triển nhân viên đạt tới độ chuyên nghiệp cần thiết để có thể tự tin làm việc trong môi trường quốc tế.
- Vaøi nhaän xeùt, ñaùnh giaù ngaén goïn cuûa oâng ñoái vôùi hoaït ñoäng saûn xuaát kinh doanh cuûa coâng ty vaø nhöõng hoaïch ñònh trong thôøi gian tôùi?
-Trong 12 năm qua, SAVINA đã đạt được tốc độ tăng trưởng ngoạn mục về doanh thu. Tuy nhiên, tôi cho rằng, sự thành công của SAVINA phải được nhìn nhận cả về mặt con người, trong đó bao gồm sự phát triển về nghề nghiệp của nhân viên và đóng góp của công ty đối với xã hội. Trong thời gian tới, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục đưa con tàu SAVINA tiến lên phía trước. Tất nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh, nhưng tôi tin tưởng SAVINA sẽ vững tiến. Về mặt con người, chúng tôi vẫn sẽ duy trì chính sách đào tạo và hoàn thiện dự án “Môi trường làm việc tuyệt vời”, đồng thời thực hiện các hoạt động vì cộng đồng.
-Oâng coù suy nghó gì veà teát coå truyeàn cuûa daân toäc VN? Caûm xuùc cuûa oâng ra sao khi moãi dòp xuaân veà teát ñeán?
-Ngày trước ở Hàn Quốc, Tết là một dịp đặc biệt, là ngày lễ lớn nhất trong năm: gia đình đoàn tụ, quần áo mới cho trẻ nhỏ, trang trí nhà cửa… Tôi nghĩ ở Việt Nam cũng vậy. Còn bây giờ, Tết là một dịp nghỉ ngơi, nhiều gia đình thích đi du lịch vào dịp này. Mỗi năm mới, khi xuân về, người ta lại hy vọng nhiều điều tốt đẹp sẽ đến trong năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và toàn cầu năm nay, bức tranh sẽ không phải chỉ toàn màu hồng. Sẽ có nhiều thách thức đối với bản thân tôi và SAVINA, trong đó câu hỏi lớn là làm thế nào để hoạt động tốt hơn.
-Khi xa Vieät Nam (khi khoâng coøn hoaëc heát nhieäm kyø coâng taùc taïi VN) thì ñieàu gì seõ laøm oâng nhôù nhaát, keå moät kyû nieäm veà VN maø oâng nhôù nhaát.
-Ôi, tôi có rất nhiều kỷ niệm ở đây nên khó có thể ngay bây giờ chọn ra một kỷ niệm nào đáng nhớ nhất. Mọi kỷ niệm đối với tôi đểu rất đáng trân trọng. Nhưng có lẽ không thể quên là thời gian đầu tôi tới Việt Nam và làm quen với cuộc sống ở đây. Rồi nhìn các con của tôi lớn lên ở Việt Nam … Và rồi phải chia tay bạn bè, đồng nghiệp, người quen ở đây. Chính vì vậy, trong thời gian tại Việt Nam , tôi cố gắng tận dụng thời gian của mình để góp phần cho sự phát triển của công ty. Tôi muốn khi rời khỏi SAVINA, mọi người sẽ nghĩ về tôi là người đã góp phần tích cực đào tạo nhân viên.
Bài 3:
Ông Takashi Fujii – Tổng Giám đốc Dai-ichi Life Việt Nam :
SỰ ĐÓNG GÓP MANG GIÁ TRỊ BỀN VỮNG MỚI LÀ THỬ THÁCH
-Ông có thể cho biết vì sao ông quyết định quay về Việt Nam sau một thời gian dài sống và làm việc tại Nhật Bản?
Ông Takashi Fujii: Tôi được sinh ra tại Việt Nam nhưng đã sang Nhật Bản ngay từ khi vừa bước qua tuổi niên thiếu của mình. Dù mang quốc tịch Nhật Bản nhưng bản thân tôi vẫn luôn xem mình là một người Việt biết nói tiếng Nhật và có hiểu biết khá sâu sắc về đất nước và con người Nhật Bản. Tôi cảm thấy may mắn khi được sinh sống, học tập và làm việc tại đất nước Nhật Bản hiện đại nhưng cũng rất tự hào về nguồn gốc Việt Nam của mình. Cũng chính vì vậy, trong suốt thời tuổi trẻ của mình, tôi luôn cố gắng nỗ lực học tập, làm việc và tích góp kinh nghiệm từ một trong những nước có nền kinh tế vững mạnh hàng đầu thế giới với hy vọng một ngày nào đó được đóng góp cho quê hương Việt Nam mình.
-Ông đã sinh sống một thời gian khá dài tại một nước được xem là văn minh và có nền kinh tế phát triển mạnh như Nhật Bản. Vậy liệu sự quay trở về này có phải là một cuộc thử nghiệm trong đời ông hay là một sự gắn bó dài lâu?
-Nhưng như tôi đã nói, trong sâu thẳm lòng mình, tôi luôn xem mình là người Việt và luôn hướng về quê hương. Tôi đã về Việt Nam , làm việc ở một số công ty, tập đoàn tài chính nước ngoài trước khi tham gia vào công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam ). Và đây chính là môi trường phù hợp để tôi có thể vận dụng những kiến thức, hiểu biết cũng như kinh nghiệm mà mình có được để xây dựng và phát triển công ty cũng như có những đóng góp thiết thực cho cộng đồng.
-Như ông vừa đề cập, kinh doanh luôn song hành cùng với hoạt động hỗ trợ cộng đồng hầu như là phương châm hoạt động của các doanh nghiệp lớn hiện nay. Ông quan niệm thế nào về việc này và ông đã thực sự hài lòng với những đóng góp của mình cũng như Dai-ichi Life Việt Nam cho những hoạt động này?
-Tôi cho rằng, đóng góp cho cộng đồng là trách nhiệm của tất cả các doanh nghiệp, tuy nhiên, làm thế nào để sự đóng góp ấy mang giá trị bền vững mới là thử thách. Tôi và các cộng sự của mình luôn trăn trở vì điều này, và đến nay, có một hoạt động mà chúng tôi tin rằng mình đã đi đúng hướng chính là chương trình “Kỹ năng sống” dành cho các bạn trẻ. Chương trình này đã kéo dài trên 2 năm, bắt đầu là những khóa huấn luyện cho sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã mở rộng thành những buổi nói chuyện về Kỹ năng sống thu hút hàng ngàn sinh viên tham dự ở các thành phố lớn như Đà Nẵng, Cần Thơ, Hà Nội. Trong cuộc hành trình này, tôi không thể quên hình ảnh các bạn sinh viên Hà Nội đội mưa, lướt thướt đến để lắng nghe chuyên gia tâm lý và nấn ná để trò chuyện cùng chúng tôi sau khi chương trình kết thúc. Tôi biết rằng chúng tôi đã ít nhiều mang đến cho các bạn trẻ đúng cái điều mà các bạn chờ đợi. Cá nhân tôi đã sống, học tập và làm việc ở nhiều nước phát triển và khi trở về Việt Nam, tôi nhìn thấy giới trẻ Việt Nam chưa được chuẩn bị những kỹ năng sống trước khi vào đời. Thực tế cũng cho thấy rằng người Việt mình thông minh, cần cù nhưng khó gặt hái thành công vì thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết. Tôi và các đồng sự của mình tại Dai-ichi Life Việt Nam mong muốn có thể góp phần vào việc bổ sung những kiến thức hữu ích này cho các bạn trẻ trong khả năng cho phép của mình và hi vọng rằng những gì các bạn trẻ nhận được từ chương trình này chính là những giá trị bền vững mà các bạn có thể vận dụng cho bước đường thành công của mình ở tương lai.
-Hiện nay, vấn đề văn hóa công ty rất được các doanh nghiệp chú trọng, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này tại Dai-ichi Life Việt Nam ?
-Theo tôi, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp sẽ có tác động rất lớn đến hiệu quả và tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên cũng như mục tiêu và định hướng phát triển của từng doanh nghiệp. Việc thu hút và đào tạo một nguồn nhân lực giỏi, có trình độ cao, gắn bó và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp nào. Một môi trường làm việc mà nơi đó nhân viên có điều kiện thể hiện mình và được công nhận chính là điểm thu hút để có thể giữ được người tài và có tâm huyết. Ở Dai-ichi Life Việt Nam, chúng tôi xây dựng và duy trì một môi trường cởi mở, thân thiện, nhân viên được chia sẻ, tôn trọng và hoàn toàn chủ động trong việc đóng góp ý kiến cho sự phát triển của công ty. Chúng tôi đánh giá cao và rất trân trọng cũng như có những chính sách khen thưởng thích đáng cho những đóng góp tích cực của đội ngũ nhân viên mình.
Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty BHNT tốt nhất ở cả phương diện phục vụ khách hàng và đóng góp cho xã hội. Chúng tôi cũng rất hy vọng và tin tưởng Dai-ichi Life Việt Nam sẽ là môi trường được lựa chọn hàng đầu của bất kỳ người lao động nào.
Bài 4:
Ông Famie Rain-Toång Giaùm ñoác Coâng ty BHNT AIG Vieät Nam :
“Trong kinh doanh, tôi thích một môi trường cạnh tranh, nơi đó tôi và đội ngũ của mình là người chiến thắng. Tôi muốn thấy các nhân viên, đại lý, và những tư vấn tài chính của chúng tôi thành công và thu nhập tốt hơn”
-Cơ duyên nào đưa ông đến công tác tại VN? Ông cảm thấy thế nào về con người và đất nước Việt Nam ?
-Trước đây, tôi chưa từng nghĩ đến việc một ngày nào đó tôi sẽ làm việc ở đây; cho dù với trọng trách Giám đốc điều hành đại lý cấp cao Khu vực Đông Nam Á, tôi thường xuyên gặp gỡ đội ngũ đại lý tại Việt Nam . Chuyến đi đầu tiên của tôi đến Việt Nam , khi hạ cánh xuống sân bay và trên đường từ sân bay về thành phố, cảnh vật gợi nhớ đến nơi tôi sinh ra ở một vùng quê của bang Georgia, Mỹ. Đó là một cảm giác đặc biệt. Có một điều tôi thật sự ngưỡng mộ là người Việt Nam rất chịu khó làm việc . Người Việt Nam mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình và không ngần ngại đặt ra những câu hỏi thẳng thắn. Khi ông Kenneth Juneau được đề bạt lên vị trí Phó Chủ Tịch Điều Hành và chuyển về làm việc tại Hong Kong, tôi được đề nghị tiếp nhận vị trí Tổng Giám đốc AIG Life Việt Nam của Ken để tiếp tục điều hành công ty đang trên đà phát triển này. Tôi đã nói chuyện với vợ tôi, Lana, và cô ấy hoàn toàn ủng hộ. Như mọi khi, cô ấy không bao giờ thắc mắc về bất kỳ quyết định thay đổi nơi làm trong công việc của tôi. Trung Quốc là nơi đầu tiên trong những quốc gia tôi làm việc, kế tiếp là Hong Kong . Với cương vị Phó chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành đại lý cấp cao của Khu vực, ngoài Hong Kong, tôi thường xuyên làm việc và công tác tại Singapore, Thailand, Malaysia, Indonesia và Việt Nam trước khi nhận vị trí Tổng Giám Đốc tại AIG Life (Việt Nam). Những thị trường tiềm năng và phát triển này có một điểm chung là đem đến nhiều cơ hội phát triển và thành công cho mọi người. Sau 5 tháng điều hành công ty, tôi thậm chí còn thấy hạnh phúc hơn với quyết định của mình. Bạn sẽ thật sự cảm nhận được điều tuyệt vời này sau khi làm việc ở đây một thời gian.
-Quan điểm của ông về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh.
-Tôi thích đọc báo của các bạn để hiểu hơn về văn hóa doanh nghiệp tạiViệt Nam . Khi toàn thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn nhất, Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc kìm chế lạm phát; cũng như tiến hành việc hoạch định các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh tại Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả. Hơn nữa, việc phát triển mạnh các mặt hàng xuất khẩu như gạo và hàng may mặc là tín hiệu lạc quan cho một môi trường kinh tế tốt hơn. Tôi hoàn toàn tin rằng thị trường bảo hiểm cũng sẽ đi cùng xu hướng phát triển tích cực đó. Là một người nước ngoài, tôi nhận thấy Việt Nam đang phát triển, và tôi nghĩ rằng người dân sẽ được hưởng lợi lâu dài từ sự phát triển này.
-Ông có ý kiến và đánh giá gì về các họat động của công ty không? Ông có thể chia sẻ về kế hoạch kinh doanh của công ty trong thời gian tới?
-Tôi rất vui được chia sẻ với các bạn một số điểm chính trong hoạch định kinh doanh của công ty. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển kinh doanh tại các thành phố lớn, cụ thể là mở thêm một văn phòng mới ở Hà Nội vào tháng 1 tới, và có kế họach mở một văn phòng nữa tại TP. HCM. Không chỉ phát triển, chúng tôi còn hướng đến việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của khách hàng. Một số đổi mới quan trọng nhằm tối ưu dịch vụ đã được chúng tôi phát huy và thực hiện. Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ đại lý và củng cố quan hệ với các đối tác ngân hàng lớn tại Việt Nam cũng là mục tiêu hàng đầu của công ty trong năm 2009. Chúng tôi tiếp tục định hướng đầu tư vào Châu Á và Việt Nam vì nơi đây tiềm ẩn những khả năng phát triển khổng lồ. Châu Á là khu vực có dân số, sung túc và hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng. Khu vực của chúng ta là một nơi rất thú vị.
-Ông có ý kiến và đánh giá gì về tình hình kinh tế Việt Nam trong nhữnh năm gần đây? Theo ông, trong những năm tới tình hình sẽ như thế nào?
-Theo cá nhân tôi, việc sút giảm kinh doanh thường kéo dài ít nhất từ một đến một năm rưỡi. Tình trạng suy thoái kinh tế của các quốc gia sẽ kết thúc, nhưng không dễ dự báo bởi điều đó còn phụ thuộc vào việc cuộc khủng hoảng ảnh hưởng thế nào đến mỗi quốc gia. Chúng ta không thể kiểm soát những gì đang xảy ra bên ngoài, nhưng chúng ta vẫn có thể nỗ lực và kiểm soát những gì có thể, như làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn với tất cả khả năng của mình.
-Ông ấn tượng điều gì nhất ở Việt Nam ?
-Xe gắn máy. Sự ùn tắc giao thông. Tôi cũng sẽ không bao giờ quên những chuyến công tác đầu tiên của mình đến miền Trung, đi ngang qua những cánh đồng lúa và làng quê yên bình. Và con người Việt Nam luôn làm tôi ngạc nhiên một cách thú vị. Đây là một dân tộc luôn mang theo mình niềm tự hào và đầy lòng nhân ái. Tôi cũng muốn cảm ơn về tình yêu và những hỗ trợ mà Lana (vợ tôi) đã dành cho mình. Cô ấy là một phụ nữ thông minh và chân thật, là “hậu phương” hỗ trợ thành công cho tôi và cả gia đình. Tôi luôn có một tầm nhìn rõ rệt cho tất cả những gì tôi làm và tin tưởng vào những gì đã họach định. “Không bao giờ lùi bước” là câu châm ngôn ưa chuộng của tôi. Khi nói về công việc kinh doanh, tôi thích một môi trường cạnh tranh, nơi đó tôi và đội ngũ của mình là người chiến thắng. Tôi muốn thấy các nhân viên, đại lý, và những tư vấn tài chính của chúng tôi thành công và thu nhập tốt hơn. Tôi ấn tượng bởi cách tất cả mọi người trong công ty tiếp tục làm việc tích cực với mức độ tập trung cao nhất cho dù đang gặp phải bất cứ thách thức nào. Các bạn biết đấy, khi chúng ta có những sợi vải chắc bền, một vết xé không thể nào làm hỏng tấm vải. Công ty và nhân viên chúng tôi được xây dựng trên triết lý đó.
Bài 5:
Ông Arthur Ting- Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn CT&D và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng:
“Tôi muốn xây dựng nhiều hơn nữa
cho quê hương thứ hai”
-Thưa ông, ông có biết 13-10 là ngày Doanh nhân Việt Nam không?
Ông Arthur Ting: -Có chứ. Tất nhiên rồi, vì tôi đã theo cha đến Việt Nam từ năm 1991. Cha tôi, cố Chủ tịch Tập đoàn CT&D đã cùng với đối tác Việt Nam sáng lập ra Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng nên đại gia đình của chúng tôi ở Việt Nam đã lâu. Chúng tôi rất gắn bó với quê hương thứ hai này. Tôi cũng tự coi mình là một thành viên trong hàng ngũ doanh nhân Việt Nam .
-Cảm nghĩ của ông về ngày này như thế nào?
-Đây là một ngày đặc biệt. Đây là dịp để nhìn lại doanh nghiệp và vai trò doanh nhân của mình. Việt Nam đang xây dựng một nền văn hóa doanh nhân, đạo của người làm kinh doanh. Bản thân tôi, với tư cách là một nhà đầu tư trong liên doanh, cũng muốn góp phần vào công cuộc đó, trong sự nghiệp lớn của Việt Nam là đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
-Nói đến đổi mới, có lẽ Tập đoàn CT&D là một trong số những doanh nghiệp nước ngoài sớm đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa kinh tế. Điều gì đã thôi thúc tập đoàn đến với mảnh đất mà ông và gia đình xem là quê hương thứ hai của mình?
-Chính là tầm nhìn và sự tận tâm đã thúc đẩy cha tôi, ông Lawrence S. Ting, cố chủ tịch của Tập đoàn CT&D, quyết định đầu tư vào Việt Nam. Ông đến Việt Nam vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước và dành toàn bộ tâm sức của mình cho các chương trình đầu tư tại Việt Nam . Nhà đầu tư đến đây, đương nhiên là với mục đích kinh doanh. Song dường như với cha tôi, quyết định đầu tư vào Việt Nam lại là một mối nhân duyên. Ông đã nhận được sự ủng hộ và thấu hiểu của các vị lãnh đạo chính phủ và Thành phố Hồ Chí Minh. Điều đó đã khích lệ ông ấy rất nhiều. Cha tôi yêu mến Việt Nam với tình cảm đặc biệt. Lúc sinh thời ông ấy thường nói với những người xung quanh rằng đây là quê hương thứ hai của ông. Tình cảm ấy đã truyền sang cả những người xung quanh, cả gia đình tôi, cả những doanh nhân khác ở Đài Loan, thúc đẩy họ đến với Việt Nam .
-Sau 15 năm hoạt động, nếu tổng kết sơ lược những gì mà Tập đoàn CT&D và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã làm, ông sẽ nói gì?
-Điều đầu tiên mà tôi muốn nói đến là thành công của Khu chế xuất Tân Thuận. Đây là công trình đầu tiên mà Tập đoàn CT&D thực hiện tại Việt Nam, nó đánh dấu bước đi mạnh dạn của Tập đoàn CT&D trong sự nghiệp đầu tư tại Việt Nam. Tân Thuận đã trở thành khu chế xuất số một khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và đến nay vẫn giữ vị trí hàng đầu trong số các khu chế xuất tại Việt Nam và khu vực. Hiện có 115 nhà máy đang hoạt động tại đây và tổng vốn đầu tư lên gần 1 tỉ USD. Khu chế xuất đã góp phần tạo ra gần 60.000 công ăn việc làm cho người lao động và nâng kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỉ USD. Dự án thứ hai phải kể đến là xây dựng Nhà máy điện Hiệp Phước. Đây là nhà máy điện đầu tiên do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, nhà máy đã góp phần giải quyết bài toán thiếu điện của Thành phố Hồ Chí Minh và tăng thêm nguồn cho lưới điện quốc gia, bên cạnh đó còn đem lại ánh sáng cho một vùng ngoại thành nghèo của khu Nam Sài Gòn.
Tiếp theo là Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, thành quả quan trọng của chúng tôi mà có lẽ nhiều người Việt Nam đã biết đến. Điều đáng lưu ý ở đây là một phần của bài toán quy hoạch đã được giải. Đó là nhờ vào một tiền đề vô cùng quan trọng là sự thống nhất giữa 3 nhà là Nhà quản lí, Nhà quy hoạch và Nhà đầu tư. Sự thống nhất đó không chỉ có ở những ngày đầu dự án ra đời mà nó tồn tại xuyên suốt từ những năm cuối thế kỷ 20 cho đến bây giờ và trong tương lai.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh là công trình lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng mà Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã thực hiện. Con đường dài 17,8 km, có 10 làn xe, rộng 120 m như một dải lụa đẹp vắt ngang khu Nam Sài Gòn. Đại lộ thênh thang 10 làn xe thật xứng đáng với tầm vóc đô thị đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây là đòn bẩy phát triển của toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để có một con đường như hôm nay, những nỗ lực được huy động không chỉ đơn giản là sức người, sức của mà quan trọng hơn nữa là tầm nhìn của những nhà hoạch định chính sách thành phố Hồ Chí Minh và của nhà đầu tư.
-Điều gì làm ông và lãnh đạo tập đoàn tâm đắc nhất trong những năm tháng làm doanh nhân trên đất Việt?
-Đi cùng sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, chúng tôi được các nhà lãnh đạo Việt Nam giúp đỡ dẫn dắt thực hiện những dự án có tầm chiến lược và tâm nguyện của chúng tôi được hiểu rõ. Đấy là điều mà chúng tôi luôn tâm đắc nhất. Nhân đây tôi xin chia sẻ và quyết tâm xây dựng Phú Mỹ Hưng thành một khu đô thị kiểu mẫu, không chỉ về tầm quy hoạch, chất lượng công trình, cảnh quan kiến trúc hài hoà mà còn cả về cách tổ chức, quản lý và vận hành quản lý đồng bộ và thống nhất cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội và tổ chức một cộng đồng nhân văn của khu đô thị mới. Tôi được biết là Thành phố Hồ Chí Minh đã được chọn lựa để thực hiện thí điểm chính quyền đô thị. Tôi rất hưởng ứng chủ trương này vì nó giúp thành phố và Việt Nam có thêm cơ sở để xây dựng những khu đô thị văn minh, hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới. Đây cũng là ước mongcủa các nhà đầu tư như chúng tôi.
-Ông đánh giá tình hình hoạt động, kinh doanh của LD Phú Mỹ Hưng lúc này như thế nào và hướng đi trong tương lai có điểm gì nổi bật?
-Phải nói là chúng tôi rất phấn khởi, trong không khí sôi động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng. Gần đây nhất là ngày 19/9, hãng Manulife đã khánh thành cao ốc văn phòng 10 tầng của họ trong khu A của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Sự kiện này nằm trong xu hướng tất yếu là các công ty, tập đoàn lớn dịch chuyển dần hoạt động của họ ra khu đô thị mới, hiện đại, có đầy đủ các tiện ích, giao thông thuận tiện hơn so với khu trung tâm đã trở nên quá tải. Các khu dân cư và văn phòng tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng ngày càng có giá hơn. Bên cạnh đó, đại lộ Nguyễn Văn Linh sẽ hoàn thành và thông xe vào cuối tháng 12 tới là sự kiện nổi bật. Tôi hãnh diện được làm thế hệ lãnh đạo thứ hai của tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam. Trên cơ sở những thành quả đã đạt được, chúng tôi nhắm tới những dự án kinh doanh lớn hơn trong tương lai, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh và giai đoạn hội nhập của Việt Nam hiện nay. Các dự án đầu tư của chúng tôi sẽ có hàm lượng tri thức ngày một cao hơn. Chúng tôi sẽ cố gắng đem lại những gì tốt nhất của thế giới nhưng cũng phù hợp với bản sắc của truyền thống phương Đông để đầu tư xây dựng trên mảnh đất này.
-Xin ông cho biết thêm về công tác xã hội của công ty?
-Trước đây cha tôi lúc sinh thời cũng như thế hệ chúng tôi hiện nay đang dành nhiều công sức và nguồn tài chính để đóng góp cho cho công tác xã hội thông qua Quỹ Hỗ trợ cộng đồng mang tên cha tôi. Đến nay, sau một năm rưỡi hoạt động, Quỹ đã hỗ trợ 30 tỉ đồng qua nhiều chương trình, dự án khác nhau, đặc biệt là đối với ngành giáo dục Việt Nam. Chương trình “Học bổng khuyến tài”, “Học bổng vượt khó” giúp các em học sinh, sinh viên vượt qua khó khăn để học tập tốt, là ý nguyện đầu tư cho thế hệ trẻ được giáo dục tốt của cha tôi lúc sinh thời. Gần đây nhất, Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S. Ting và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng đã hoàn tất giai đoạn một chương trình “Tiến bước cùng IT”. Mục tiêu của chương trình là lắp đặt 65 phòng máy tính cho 65 trường học thuộc 64 tỉnh thành trên cả nước. Tổng giá trị của các phòng máy lên tới hơn 1,1 triệu USD. Tôi thấy làm từ thiện và làm công tác xã hội nói chung khó hơn cả kinh doanh. Kinh doanh có lời là hiệu quả rồi, còn làm từ thiện thì vô cùng tận.
-Với tư cách là một doanh nhân, theo ông người làm kinh doanh thời nay cần suy nghĩ gì để thành đạt?
-Tôi cho rằng là doanh nhân cần có tầm nhìn xa, rộng và hơn hết là một tấm lòng. Doanh nhân có tâm nguyện tốt thì cộng đồng mới có được sự phát triển bền vững và sự kinh doanh mới được nâng tầm lên thành một đạo lý, một nét văn hóa. Tôi cho rằng thành đạt không thể giới hạn ở việc làm lợi cho riêng mình, cái đó không đẹp và cũng không bền. Nhân đây, tôi xin chúc giới doanh nhân Việt Nam ngày một thành đạt hơn.
-Xin cảm ơn ông!
Baøi 6:
OÂng Kimihiro Itoki, Toång Giám đốc Sony Electronics Việt Nam :
“SÖÏ KHAÙC BIEÄT SEÕ LAØM NEÂN SÖÙC MAÏNH THÖÔNG HIEÄU”
Naêm 2009 ñöôïc xem laø coäc moác cho böôùc chuyeån mình cuûa Sony Vieät Nam theo chieán löôïc môùi, taàm nhìn môùi vôùi nhieàu höùa heïn. Nhaân dòp naøy, chuùng toâi ñaõ coù cuoäc troø chuyeän vôùi oâng Kimihiro Itoki, Toång Giám đốc Sony Electronics Việt Nam xung quanh vaán ñeà naøy.
-Trước khi đến Việt Nam, ông đã từng sống ở 7 quốc gia khác, ông có thấy điểm khác biệt nào lớn của Việt Nam so với các nước?
-Cũng như nhiều người nước ngoài đếnViệt Nam , những ngày đầu tôi cũng gặp không ít khó khăn từ sinh hoạt, phong tục tập quán, giao tiếp. Để hoà nhập, tôi phải học mọi nơi mọi lúc, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận những điều mới mẻ. Dù công việc bận rộn đến mấy, tôi cũng cố quan sát từng tiểu tiết rất nhỏ trong nếp sinh hoạt, thói quen và cách ứng xử của người dân thành phố. Đặc biệt, tôi rất thích làm quen với các bạn trẻ, ấn tượng về thú mê âm nhạc của người Sài Gòn. Ở Việt Nam, ngoài TP.HCM sôi động từng phút, từng giây, tôi còn đi đến gần 70 tỉnh thành thành khác nhau, ở đâu tôi cũng nhận ra một vẻ đẹp, một nếp sống mang nét văn hóa, độc đáo riêng, nhất là không khí Tết cổ truyền Việt Nam, tôi chăm chỉ góp nhặt những phát hiện ấy với hy vọng hiểu được nhiều hơn đất nước này. Có một điểm khác biệt lớn tại thời điểm này ở Việt Nam , đó là các bạn đang trong giai đoạn hoà nhập vào sân chơi toàn cầu, một thách thức không nhỏ. Thách thức ấy là phở Việt Nam đang phải cạnh tranh với Hamburger của Mỹ, gà đi bộ đối đầu với gà rán, các tập đoàn lớn trên thế giới cũng đang tập trung vào Việt Nam . Tuy nhiên, ngay cả bánh mì Pháp rất phổ biến dùng trong cuộc sống hằng ngày và ăn với Phở, nhưng tôi tin chắc rằng người Việt Nam sẽ tận dụng những điểm này để thích ứng nhanh chóng và tuyệt vời. Các doanh nghiệp Việt Nam đang lớn lên rất nhanh trong cuộc đua này với ý chí vươn lên cũng rất mạnh mẽ.
-Chuyển đổi mô hình kinh doanh từ sản xuất sang thương mại, Sony có cam kết sẽ tiếp tục quan tâm đến quyền lợi của những khách hàng đã mua sản phẩm của công ty?
-Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục quan tâm đến quyền lợi của những khách hàng đã mua sản phẩm của Sony thông qua dịch vụ sửa chữa theo tiêu chuẩn của Sony, đảm bảo việc sửa chữa miễn phí khi phiếu bảo hành còn thời hạn. Thật ra, chúng tôi đã kéo dài thêm thời gian làm việc của Trung tâm Thông tin khách hàng và hoạt động cả vào dịp cuối tuần. Trung tâm Dịch vụ sửa chữa bảo hành cũng sẽ tăng cường thời gian hoạt động và gia tăng “dịch vụ sửa chữa tại nhà” nổi tiếng của Sony. Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ dịch vụ đối với tất cả các sản phẩm do Sony Electronics Việt Nam nhập khẩu và sản phẩm chúng tôi đã sản xuất tại Việt Nam . Tôi nghĩ thị trương máy tính sẽ phát triển mạnh mẽ vì Chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất cho ngành công nghệ thông tin, đặc biệt ưu đãi phát triển ngành công nghiệp phần mềm. Hơn nữa, phong cách làm việc của người Việt Nam đang ngày càng năng động hơn so với trước đây, vì vậy nhu cầu về máy tính, nhất là máy tính xách tay sẽ tăng mạnh nhờ tính linh hoạt cao, phong cách sành điệu và đặc biệt tiện lợi. Những năm sắp tới, chắc chắn rằng nhu cầu về máy tính ở Việt Nam sẽ tăng mạnh, nhất là đối với các sản phẩm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến thuộc dòng sản phẩm nghe - nhìn cao cấp, chẳng hạn như các sản phẩm tivi LCD Bravia và máy ảnh Cyber-shot của Sony.
-OÂng có thể chia sẻ một chút bí quyết thành công của Sony như một bài học kinh nghiệm cho các doanh nhân Việt Nam ?
Tôi không chắc điều này có mới mẻ và thật sự hữu ích cho các bạn hay không nhưng một trong những điểm cơ bản đem đến thành công cho Sony, đó là việc xây dựng giá trị cho tập đoàn. Giá trị đầu tiên là sự tôn trọng, thích ứng nhanh với từng nền văn hoá, từng quốc gia mà Sony đặt chân tới. Giá trị thứ hai là sự thoả mãn của khách hàng về chất lượng, dịch vụ...Giá trị thứ ba là luôn đổi mới, sáng tạo để tạo ra những giá trị độc đáo, vượt trội. Đây chính là một phần của tinh thần Sony. Tôi thường nhắc nhân viên phải luôn nghĩ ra những hướng đi và cách làm mới để tạo sự khác biệt so với các công ty khác. Điều này cũng sẽ tăng thêm sự độc đáo của văn hóa Sony.
-Ông nhận xét gì về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam . Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam làm thế nào để đưa thương hiệu của mình trở thành đại diện cho Việt Nam giống như Sony đại diện cho Nhật Bản?
Tôi biết khá nhiều thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam và chất lượng rất tốt. Theo tôi, biết xem trọng yếu tố chất lượng, con người và có phương pháp quản trị sâu sắc, nhiều công ty sẽ trở thành đại diện cho thương hiệu quốc gia. Từ kinh nghiệm của Sony, tôi cho rằng tạo ra sự riêng biệt, độc đáo cho sản phẩm cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Trong thời buổi nền kinh tế phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp muốn có ngay lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh nên thường có xu hướng đổ dồn vào sự thành công của thương hiệu nào đó bằng cách đơn giản nhất là bắt chước. Điều này có thể dễ dàng mang lại lợi ích nhanh chóng. Tuy nhiên, nó sẽ bị kết thúc bằng việc một công ty tương tự sẽ ra đời trong sự cạnh tranh khốc liệt hơn và sẽ thu tóm công ty này bất cứ lúc nào. Do đó, để thương hiệu có một sức sống bền vững thì điều quan trọng là làm thế nào để khách hàng nhận ra sự khác biệt của mình.
-Ñöôïc bieát, oâng rất thích nhạc Trịnh, oâng coù theå cho bieát lyù do vì sao maø oâng yeâu thích khoâng?
-Lần đầu tiên đến Việt Nam , tôi được nghe bài hát Diễm Xưa và lòng tôi dâng lên một cảm xúc khó tả. Tôi đã mua đĩa hát này và ngày nào cũng mở đi mở lại để nghe và tập hát. Tôi hát bằng cả sự say sưa, truyền cảm đến nỗi mỗi lần tôi hát đều nhận được những tràng pháo tay ủng hộ của mọi người. Sau này, tôi còn học được nhiều bài hát nữa của ông ấy và cố dịch ra tiếng Nhật, nhưng tôi cảm thấy rất khó dịch đúng nghĩa vì lời hát trong nhạc Trịnh là những hình ảnh trừu tượng, chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim. Từ nhạc Trịnh, tôi cũng hiểu thêm về nền âm nhạc, văn hoá của Việt Nam , tôi thấy sự rung cảm và trái tim của người Việt và người Nhật rất giống nhau.
Bài 7:
Bà Ba Dah Wen, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng
TOÂI KHOÂNG COÙ CAÛM GIAÙC MÌNH LAØ
NGÖÔØI NÖÔÙC NGOAØI
* Bà Ba Dah Wen :- 24 năm trước tôi là thư ký điều hành (Executive Secretary) của ông Lawrence S.Ting- sau này là cố Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Central Trading and Development (CT&D- Đài Loan) và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng. Bấy giờ ông Ting và tôi đang làm việc tại tập đoàn chuyên về lĩnh vực hóa dầu (petrochemical). Sau 5 năm làm việc tại đây, ông Ting hỏi tôi có muốn cùng ông rời Tập đoàn nhựa Hoa Hạ để đến một đất nước đang phát triển và làm một việc có ý nghĩa hơn không?
Thực tế bấy giờ làm việc tại Tập đoàn nhựa Hoa Hạ lương khá cao và Tập đoàn đã hoạt động lâu năm nên có nhiều thuận lợi. Để thuyết phục tôi, ông Ting đưa ra nhân sinh quan của mình và nói rằng nếu chỉ đơn thuần là chuyện kiếm tiền thì gia sản hiện nay đã đủ cho cả đời ông lẫn thế hệ sau rồi, nhưng càng có nhiều tiền thì càng thêm tai họa cho đời con cháu mà thôi. Theo ông, việc kinh doanh sẽ vượt lên trên tham vọng vật chất một khi nó mang ý nghĩa giúp đỡ thật nhiều người. Chính lòng nhiệt thành của ông Ting đã lôi cuốn tôi làm việc cho Tập đoàn CT&D và theo ông sang Việt Nam .
-Bà có tình cảm gì đặc biệt đối với đất nước, con người Việt Nam ? Vì sao?
- Khi mới đến Việt Nam , dù chưa biết tiếng Việt nhưng tôi không nghĩ mình là người nước ngoài. Tôi cho rằng quan niệm của người Việt Nam về gia đình, phong tục tập quán, ăn uống, lễ, Tết, giống như những gì tôi đã trãi qua từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Sau đó, khi bắt đầu cố gắng học tiếng Việt tôi lại càng cảm thấy mình như là người Việt Nam . Người Việt Nam có đức tính cần cù, ham học giống như người Đài Loan, đặc biệt người phụ nữ Việt Nam và người phụ nữ Đài Loan rất giống nhau ở tính kiên nhẫn. Cảm nhận của tôi là sống ở Việt Nam rất dễ dung hòa nên tôi yêu mến đất nước này và thấy giống như sống trong gia đình mình.
Đối với người Việt Nam , tôi luôn muốn bày tỏ lòng tri ân đối với với cán bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và khu Nam Sài Gòn nói riêng, những người đã ủng hộ và trao niềm tin cho chúng tôi thực hiện các công trình hạ tầng tại đây. Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng và cá nhân tôi không thể có những thành công hôm nay nếu không có sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và sự giúp đỡ của lãnh đạo Trung ương và địa phương qua các thời kỳ, những người đã sáng suốt nhìn ra tầm chiến lược của những dự án mà chúng tôi thực hiện.
-Quan điểm của bà về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh?
- Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng do ông Ting sáng lập ra và ông rất tin vào Nho giáo nên có thể nói văn hóa doanh nghiệp của chúng tôi theo quan niệm của Nho giáo, tất cả bắt đầu từ “tu tâm”, phải là quân tử. Khổng Tử quan niệm bản thân mình tốt, gia đình tốt thì ắt xã hội sẽ tốt.
Đương nhiên doanh nghiệp đầu tư qui mô lớn nên cần phải nỗ lực kinh doanh tốt để có thể trả tiền vay cho ngân hàng, thế nhưng lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của chúng tôi. Đạo kinh doanh của chúng tôi là mong muốn cống hiến, phụng hiến cho xã hội. Ngay từ những ngày đầu kinh doanh chưa có lời, công ty chúng tôi đã hỗ trợ nhiều chương trình từ thiện và thông qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng gồm Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà máy Điện Hiệp Phước và Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, chúng tôi đã tạo ra công ăn, việc làm cho rất nhiều người. Quan diểm của ông Ting là: “Mình đến Việt Nam không phải là để lấy đi cái gì mà là để lại nơi đây cái gì”. Ông Ting đã không làm thì thôi còn nếu đã làm thì nhất định chọn những việc ý nghĩa, đáp ứng mưu cầu của xã hội, nhu cầu của số đông, tạo phúc cho đại chúng như xây dựng đường xá, cầu, trường học..., mặc dù những dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Việt Nam lúc bấy giờ còn rất nhiều khó khăn, đầu tư lớn mà thu hồi vốn chậm
-Vài nhận xét, đánh giá ngắn gọn của bà về hoạt động kinh doanh của công ty và những hoạch định trong thời gian tới?
- Có thể nói Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng từ khi thành lập vào tháng 5-1993 đến nay đã trải qua 3 giai đoạn:
+ 5 năm đầu tiên: là giai đoạn thực hiện qui hoạch tổng thể, xin giấy phép đầu tư và xây dựng hạ tầng cơ sở. Giai đoạn này cũng đơn giản vì dự án mới ở giai đoạn khởi đầu, không có vấn đề gì lớn lắm.
+ 5 năm tiếp theo: là giai đoạn triển khai xây dựng các công trình, từ năm thứ 6 trở đi chúng tôi gặp không ít khó khăn do một số văn bản của Nhà nước có thay đổi, tuy nhiên nhờ sợ giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp, các ngành và các vị lãnh đạo, chúng tôi đã dần dần vượt qua khó khăn. Giai đoạn này chúng tôi cũng bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính Châu Á, tuy nhiên sự ảnh hưởng không lớn lắm vì chúng tôi xác định Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng là công trình xây dựng dành cho người Việt Nam nên người nước ngoài rút về nước dự án vẫn không bị ảnh hưởng.
Tuy đây là giai đoạn có nhiều thách thức nhưng cũng là giai đoạn Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng trưởng thành, xây dựng nên thương hiệu Phú Mỹ Hưng.
+ 5 năm tiếp theo: giai đoạn tương đối thuận lợi vì khó khăn ít đi và công ty phát triển ổn định, thương hiệu ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt là sự nỗ lực của công ty đã được Chính phủ Việt Nam và xã hội công nhận. Công ty chúng tôi vinh dự trao tặng các danh hiệu như Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Hữu nghị cho 2 vị Cố Chủ tịch Hội đồng Quản trị và danh hiệu Khu đô thị mới kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam.
Bây giờ Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng chúng tôi bắt đầu bước vào 5 năm tiếp theo trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra. Có thể hình dung cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới là một cơn sóng thần thì công ty chúng tôi rất may là không ở giữa cơn sóng mà ở gần bờ. Đứng ở vai trò Tổng giám đốc Công ty, tôi có thể nói ngày hôm nay Công ty vững vàng hơn rất nhiều so với khi đương đầu với khủng hoàng tài chính khu vực vào năm 1997, lúc bấy giờ khu A Đô thị mới Phú Mỹ Hưng chưa hoàn thành.
Thời gian tới Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu tốt hơn trước, “ngày mai sáng đẹp hơn”, nắm bắt yêu cầu của khách hàng, tiếp tục nỗ lực xây dựng Khu Thương mại Tài chính Quốc tế, trong đó điểm nhấn là dự án Hồ Bán Nguyệt và trung tâm mua sắm (shopping mall). Song song đó, chúng tôi vẫn tiếp tục xây dựng những khu nhà ở chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của người dân.
Hy vọng khoảng cuối năm 2009 đầu năm 2010 nơi này sẽ trở thành một khu đô thị hoàn chỉnh theo đúng như mong muốn của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt bản qui hoạch tổng thể Nam Sài Gòn vào năm 1994: “Khu đô thị mới phát triển song hành với thành phố hiện hữu, là một bộ phận cấu thành của TPHCM...”
-Vài nhận xét, đánh giá ngắn gọn của bà về tình hình kinh tế Việt Nam trong năm qua và những dự báo trong năm tới?
-Tôi nhận thấy nền kinh tế Việt Nam trong năm qua khá nóng, đặc biệt lĩnh vực nhà đất và thị trường chứng khoán phát triển không bình thường. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đã nhận ra tình hình và có bước điều chỉnh sớm hơn thế giới. Rõ ràng Việt Nam đã học được kinh nghiệm giải quyết vấn đề khi nền kinh tế “sốt cao”.
Tôi tin tưởng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dồi dào cùng lực lượng lao động hiệu quả, Việt Nam không bị mất đi sức cạnh tranh so với các nước khác trên thương trường khu vực và thế giới. Kinh tế Việt Nam sẽ ổn định phát triển đi lên.
Bài 8:
Ông David Wong-Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam “TÔI SẼ ĐƯA BẢO HIỂM NHÂN THỌ VỀ NHỮNG MIỀN QUÊ…”
*Phóng viên: -Ông đã có tới 27 năm làm việc trong ngành bảo hiểm, vậy ngành nghề này có điều gì khiến ông yêu thích, say mê để có thể gắn bó trong một thời gian dài đến vậy?
*Ông David Wong: - Năm 1981, sau khi tốt nghiệp đại học Waterloo ( Canada), tôi đầu quân về làm việc cho Tập đoàn Tài chính Manulife Financial và gắn bó với Manulife cùng ngành bảo hiểm từ ấy cho đến tận bây giờ. Tôi yêu thích nghề này vì ý nghĩa tốt đẹp của nó đối với cộng đồng, xã hội, nó động viên, an ủi và nó giúp cho con người ta bảo vệ tài chính, vượt qua khó khăn, giúp vơi bớt niềm đau, thêm nhiều nghị lực để sống và làm việc tốt hơn.
-Có một lần ông nói “Chỉ khi đến Việt Nam ông mới thực sự thấy được được ý nghĩa đích thực của bảo hiểm nhân thọ”. Điều đó có nghĩa là gì, thưa ông?
- Năm 2006, theo chương trình luân chuyển nhân sự cấp cao đi làm việc ở nhiều nước, tôi được tập đoàn điều động về làm Tổng Giám đốc Công ty Manulife Việt Nam. Và như vậy, hành trình trong con đường nghề nghiệp của tôi giống như một hành trình ngược. Nghĩa là tôi đi từ phân khúc thị trường cao cấp đến phân khúc thị trường thấp cấp. Theo đó, những năm đầu khởi nghiệp tôi làm việc tại Canada, Mỹ (những thị trường cao cấp, nơi mà đời sống và thu nhập của người dân rất cao), sau đó là Hồng Kông, Đài Loan (đây là những thị trường bậc trung) và bây giờ là Việt Nam-một thị trường cấp thấp, nơi mà đời sống người dân còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính tại nơi đây tôi đã cảm nhận được sự khác biệt rất lớn đối với những thị trường mà tôi từng làm việc trước đó. Tôi nghĩ đây là điều hay, là cơ hội để tôi thử thách chính bản thân mình. Điều tôi muốn nhấn mạnh, muốn đề cập là chỉ khi đến Việt Nam tôi mới thực sự thấy được ý nghĩa đích thực của bảo hiểm nhân thọ. Là một nước đang phát triển, đời sống của người dân Việt Nam còn gặp rất nhiều rủi ro do bệnh tật, tai nạn và thiên tai, họ rất cần được bảo hiểm trước những rủi ro và đó mới là điểm chính yếu, là ý nghĩa đích thực của bảo hiểm nhân thọ.
-Thế nhưng những người dân nghèo thì họ không có tiền mua bảo hiểm thưa ông? -Vấn đề là ở chỗ đó. Trong những năm qua, khi chứng kiến và nghe những thông tin về những người dân bị tai nạn, bị chết, những thông tin về những thiệt hại to lớn mà người dân Việt Nam phải chịu đựng qua những trận thiên tai, dịch bệnh và lũ lụt ở những vùng quê, ở những niềm xa xôi, hẻo lánh… thì tôi lại thấy bảo hiểm rất cần đến với người dân nơi đó. Vì vậy, tôi đang ấp ủ một kế hoạch mở rộng và phát triển thị trường bảo hiểm về những tỉnh lẻ, những miền quê Việt Nam, nơi mà người dân thực sự không có đủ tiền để mua bảo hiểm. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ cố gắng thiết kế những loại sản phẩm vi bảo hiểm, những sản phẩm sao cho thật phù hợp với người dân nghèo, phù hợp với những số tiền ít ỏi trong thu nhập của họ để họ có thể mua được bảo hiểm, nhằm bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và những người thân trước những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Ông quả là người có nhiều thiện cảm với đất nước và con người Việt Nam, vậy tố chất nào ở người Việt Nam mà ông yêu thích?-Tôi rất thích người VN ở sự nhiệt tình và lạc quan vào tương lai của mình cũng như sự phát triển của đất nước. Hầu hết những cộng sự người Việt Nam mà tôi biết đều rất thông minh, ham học hỏi và đặc biệt là họ có quyết tâm rất cao để đạt được điều mà mình mong muốn. Mới đây, tôi ra Hà Nội để phỏng vấn tuyển dụng một số nhân viên, thật không may thời điểm đó Hà Nội bị ngập mưa dữ dội, tất cả mọi ngả đường đều mênh mông nước, giao thông đi lại rất khó khăn, vậy mà thật bất ngờ có một thanh niên vẫn đến gặp tôi đúng hẹn. Khi biết, nhà anh ta ở ngoại ô và anh ta đã phải rất nỗ lực, tìm mọi cách để vượt qua khó khăn, quyết tâm đến bằng được nơi phỏng vấn tuyển dụng thì tôi thật sự cảm phục. Một người biết vượt qua mọi khó khăn, có ý chí, quyết tâm và nghị lực cao đến như vậy thì hẳn là người sẽ biết cách hoàn thành tốt công việc của mình, vì vậy tôi đã tuyển dụng ngay thanh niên này mà không một chút đắn đo.
-Ông nhận xét thế nào về những thành công của Manulife qua 9 năm hoạt động tại Việt Nam? Thành quả đó có thoả mãn kỳ vọng của tập đoàn ơ û thị trường VN không? -Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999, Manulife được xem là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên khai mở thị trường BHNT ở Việt Nam, và nhanh chóng xây dựng được một nền tảng vững chắc với sự có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của Manulife tại thị trường VN trong 9 tháng đầu năm 2008 là name 60%/năm, tăng gấp ba tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm là 20% . Manulife hiện đứng vị trí thứ 3 và chiếm 11% thị phần bảo hiểm nhân thọ của cả nước. Đây là một thành quả lớn lao, vượt ngoài mong đợi của tập đoàn, bởi quan điểm của tập đoàn là không chạy đua để trở trở thành doanh nghiệp dẫn đầu mà là xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển lâu bền. Đó cũng chính là lý do vì sao mà năm 2006, Manulife đã đầu tư thành lập công ty quản lý quỹ và đưa ra thị trường chứng chỉ quỹ đầu tiên. Chưa hết, Manulife cũng đã đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với việc xây dựng và đưa vào khai thác toà nhà bất động sản mang tên cao ốc Manulife tại Phú Mỹ Hưng vào đầu năm 2007. Và như tôi đã nói ở trên, bên cạnh những chương trình xã hội từ thiện, đóng góp vì cộng đồng, bên cạnh chiến lược kinh doanh đã định, trong tương lai, Manulife sẽ tiếp tục mở rộng thị trường bảo hiểm đến các vùng quê, tỉnh lẻ, nhằm hỗ trợ và bảo vệ người dân nghèo trước những rủi ro. Chương trình này, kế hoạch này cũng là nhằm thể hiện tính nhân văn, ý nghĩa tốt đẹp của BHNT-một ngành nghề mà tôi đã nguyện gắn bó cho đến hết cuộc đời.
-Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện ý nghĩa này…
Nguyen Thu Tuyeát (SGGP 10-2008)
Bài 8:
Ông David Wong-Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam “TÔI SẼ ĐƯA BẢO HIỂM NHÂN THỌ VỀ NHỮNG MIỀN QUÊ…”
*Phóng viên: -Ông đã có tới 27 năm làm việc trong ngành bảo hiểm, vậy ngành nghề này có điều gì khiến ông yêu thích, say mê để có thể gắn bó trong một thời gian dài đến vậy?
*Ông David Wong: - Năm 1981, sau khi tốt nghiệp đại học Waterloo ( Canada), tôi đầu quân về làm việc cho Tập đoàn Tài chính Manulife Financial và gắn bó với Manulife cùng ngành bảo hiểm từ ấy cho đến tận bây giờ. Tôi yêu thích nghề này vì ý nghĩa tốt đẹp của nó đối với cộng đồng, xã hội, nó động viên, an ủi và nó giúp cho con người ta bảo vệ tài chính, vượt qua khó khăn, giúp vơi bớt niềm đau, thêm nhiều nghị lực để sống và làm việc tốt hơn.
-Có một lần ông nói “Chỉ khi đến Việt Nam ông mới thực sự thấy được được ý nghĩa đích thực của bảo hiểm nhân thọ”. Điều đó có nghĩa là gì, thưa ông?
- Năm 2006, theo chương trình luân chuyển nhân sự cấp cao đi làm việc ở nhiều nước, tôi được tập đoàn điều động về làm Tổng Giám đốc Công ty Manulife Việt Nam. Và như vậy, hành trình trong con đường nghề nghiệp của tôi giống như một hành trình ngược. Nghĩa là tôi đi từ phân khúc thị trường cao cấp đến phân khúc thị trường thấp cấp. Theo đó, những năm đầu khởi nghiệp tôi làm việc tại Canada, Mỹ (những thị trường cao cấp, nơi mà đời sống và thu nhập của người dân rất cao), sau đó là Hồng Kông, Đài Loan (đây là những thị trường bậc trung) và bây giờ là Việt Nam-một thị trường cấp thấp, nơi mà đời sống người dân còn quá nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính tại nơi đây tôi đã cảm nhận được sự khác biệt rất lớn đối với những thị trường mà tôi từng làm việc trước đó. Tôi nghĩ đây là điều hay, là cơ hội để tôi thử thách chính bản thân mình. Điều tôi muốn nhấn mạnh, muốn đề cập là chỉ khi đến Việt Nam tôi mới thực sự thấy được ý nghĩa đích thực của bảo hiểm nhân thọ. Là một nước đang phát triển, đời sống của người dân Việt Nam còn gặp rất nhiều rủi ro do bệnh tật, tai nạn và thiên tai, họ rất cần được bảo hiểm trước những rủi ro và đó mới là điểm chính yếu, là ý nghĩa đích thực của bảo hiểm nhân thọ.
-Thế nhưng những người dân nghèo thì họ không có tiền mua bảo hiểm thưa ông? -Vấn đề là ở chỗ đó. Trong những năm qua, khi chứng kiến và nghe những thông tin về những người dân bị tai nạn, bị chết, những thông tin về những thiệt hại to lớn mà người dân Việt Nam phải chịu đựng qua những trận thiên tai, dịch bệnh và lũ lụt ở những vùng quê, ở những niềm xa xôi, hẻo lánh… thì tôi lại thấy bảo hiểm rất cần đến với người dân nơi đó. Vì vậy, tôi đang ấp ủ một kế hoạch mở rộng và phát triển thị trường bảo hiểm về những tỉnh lẻ, những miền quê Việt Nam, nơi mà người dân thực sự không có đủ tiền để mua bảo hiểm. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ cố gắng thiết kế những loại sản phẩm vi bảo hiểm, những sản phẩm sao cho thật phù hợp với người dân nghèo, phù hợp với những số tiền ít ỏi trong thu nhập của họ để họ có thể mua được bảo hiểm, nhằm bảo vệ mình, bảo vệ gia đình và những người thân trước những rủi ro, bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Ông quả là người có nhiều thiện cảm với đất nước và con người Việt Nam, vậy tố chất nào ở người Việt Nam mà ông yêu thích?-Tôi rất thích người VN ở sự nhiệt tình và lạc quan vào tương lai của mình cũng như sự phát triển của đất nước. Hầu hết những cộng sự người Việt Nam mà tôi biết đều rất thông minh, ham học hỏi và đặc biệt là họ có quyết tâm rất cao để đạt được điều mà mình mong muốn. Mới đây, tôi ra Hà Nội để phỏng vấn tuyển dụng một số nhân viên, thật không may thời điểm đó Hà Nội bị ngập mưa dữ dội, tất cả mọi ngả đường đều mênh mông nước, giao thông đi lại rất khó khăn, vậy mà thật bất ngờ có một thanh niên vẫn đến gặp tôi đúng hẹn. Khi biết, nhà anh ta ở ngoại ô và anh ta đã phải rất nỗ lực, tìm mọi cách để vượt qua khó khăn, quyết tâm đến bằng được nơi phỏng vấn tuyển dụng thì tôi thật sự cảm phục. Một người biết vượt qua mọi khó khăn, có ý chí, quyết tâm và nghị lực cao đến như vậy thì hẳn là người sẽ biết cách hoàn thành tốt công việc của mình, vì vậy tôi đã tuyển dụng ngay thanh niên này mà không một chút đắn đo.
-Ông nhận xét thế nào về những thành công của Manulife qua 9 năm hoạt động tại Việt Nam? Thành quả đó có thoả mãn kỳ vọng của tập đoàn ơ û thị trường VN không? -Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999, Manulife được xem là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên khai mở thị trường BHNT ở Việt Nam, và nhanh chóng xây dựng được một nền tảng vững chắc với sự có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của Manulife tại thị trường VN trong 9 tháng đầu năm 2008 là name 60%/năm, tăng gấp ba tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường bảo hiểm là 20% . Manulife hiện đứng vị trí thứ 3 và chiếm 11% thị phần bảo hiểm nhân thọ của cả nước. Đây là một thành quả lớn lao, vượt ngoài mong đợi của tập đoàn, bởi quan điểm của tập đoàn là không chạy đua để trở trở thành doanh nghiệp dẫn đầu mà là xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển lâu bền. Đó cũng chính là lý do vì sao mà năm 2006, Manulife đã đầu tư thành lập công ty quản lý quỹ và đưa ra thị trường chứng chỉ quỹ đầu tiên. Chưa hết, Manulife cũng đã đầu tư vào lĩnh vực bất động sản với việc xây dựng và đưa vào khai thác toà nhà bất động sản mang tên cao ốc Manulife tại Phú Mỹ Hưng vào đầu năm 2007. Và như tôi đã nói ở trên, bên cạnh những chương trình xã hội từ thiện, đóng góp vì cộng đồng, bên cạnh chiến lược kinh doanh đã định, trong tương lai, Manulife sẽ tiếp tục mở rộng thị trường bảo hiểm đến các vùng quê, tỉnh lẻ, nhằm hỗ trợ và bảo vệ người dân nghèo trước những rủi ro. Chương trình này, kế hoạch này cũng là nhằm thể hiện tính nhân văn, ý nghĩa tốt đẹp của BHNT-một ngành nghề mà tôi đã nguyện gắn bó cho đến hết cuộc đời.
-Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện ý nghĩa này…
Nguyen Thu Tuyeát (SGGP 10-2008)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét