Đinh La Thăng-Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốcgia VN:
NGƯỜI TRUYỀN LỬA...
Nói đến thành công của một đơn vị, một doanh nghiệp hay một ngành nghề, người ta thường hay nhấn mạnh đến vai trò của người thủ lĩnh. Nếu người thủ lĩnh có đủ tài năng, bản lĩnh và có một trái tim đầy nhiệt huyết thì họ sẽ có khả năng tạo ra sự đoàn kết nhất trí một lòng, họ sẽ có khả năng truyền lửa đến những người lao động, khơi dậy trong đội ngũ người lao động niềm say mê sáng tạo, say mê lao động sản xuất và cống hiến nhiều hơn, để không chỉ làm giàu cho bản thân doanh nghiệp, mà còn làm giàu cho cả xã hội, cho quê hương đất nước… Ngành DK may mắn đã có một đội ngũ lãnh đạo tài năng và đầy bản lĩnh, mà vị thủ lĩnh, người đứng mũi chịu sào là chính là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Đinh La Thăng.
Khi tham dự sự kiện của các doanh nghiệp trong ngành DK, tôi đã nhiều lần chứng kiến những phút giây Đinh La Thăng truyền lửa cho CBCNV ngành. Và tôi thấy nghệ thuật truyền lửa của anh trước hết là ở chính con người, ở chính tấm lòng và trái tim tâm huyết của anh đối với ngành DK, đối với sứ mệnh, trọng trách của một ngành đầu tàu kinh tế của đất nước. Chính sự tâm huyết và ý thức rất rõ trách nhiệm lớn lao đó nên anh không cho phép bất cứ một doanh nghiệp nào có thể tự mãn, có thể bằng lòng với những thành tích đã đạt được của mình để rồi lơ là công việc, không tiếp tục phấn đấu vươn lên. Hôm dự lễ phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho TCT Dich vụ Kỹ thuật Dầu khí-PTSC-một đơn vị thành viên hùng mạnh của PVN, Đinh La Thăng đã truyền lửa theo phương pháp khích lệ sự khát khao sáng tạo, khát khao vươn tới tầm cao mới, anh nói: “Anh hùng tức là phải làm được những việc mà những người bình thường không làm được. Vì vậy, để xứng đáng với danh hiệu Anh hùng này, PTSC cần phải thể hiện quyết tâm nhiều hơn nữa, hãy bằng ý chí và nghị lực phi thường của người anh hùng mà phát huy hơn nữa tính tiên phong trên biển lớn. Chúng ta đã ra được biển lớn thì nhất thiết phải phấn đấu để làm chủ biển lớn. Chúng ta đã hội nhập thì nhất thiết phải vững bước trong hội nhập. Chúng ta đã là Anh hùng thì không được để bất cứ khó khăn gì làm chùn bước, phải luôn biết cách vượt qua mọi khó khăn, biết cách làm chủ biển lớn bằng khí phách và nghị lực của những người anh hùng…”.
Còn khi phát biểu tại một hội nghị của TCT Vận tải Dầu khí-PVTrans-một đơn vị thành viên còn nhiều khó khăn của PVN, anh truyền lửa theo phương pháp động viên, khơi dậy sự tự tin về nội lực, anh nói: “Chúng ta phải vượt qua chính mình, mà muốn làm được điều đó thì chúng ta phải có khát vọng, có khát vọng thì mới tạo ra được động lực để phát triển mạnh mẽ hơn và để vươn lên tầm cao mới. Nếu không dũng cảm vươn rộng ra đại dương thì làm sao chúng ta bắt được những con cá lớn, làm sao có được những con tàu bội thu đầy cá… Chúng ta không sợ sóng to gió lớn. Sóng lớn thì thuyền lớn, tàu lớn và chúng ta phải biết cách chinh phục đại dương, phải biết cách cưỡi trên chính những con sóng dữ để tăng tốc vươn xa hơn nữa…”
Để tránh tình trạng bằng lòng với những thành công đã đạt được khiến một số doanh nghiệp thụ động, ngại dấn thân, ngại tham gia vào những việc làm, những dự án khó khăn, anh nói: “Nếu bằng lòng và dừng lại tức là chúng ta sẽ tụt hậu. Tôi không thích cụm từ “Không thực hiện các dự án vượt khả năng”, mọi công việc đều có thể thực hiện được nếu chúng ta có khát vọng, bởi dân tộc ta vốn là một dân tộc anh hùng, người dân VN luôn biết cách vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu và lý tưởng của mình. Chính vì có khát vọng nên chúng ta mới thực hiện được ước nguyện cháy bỏng của Bác Hồ để xây dựng và phát triển được một ngành dầu khí thành công như hôm nay, cũng chính vì có khát vọng nên nhân dân ta mới có thể “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và đã giành được thắng lợi rực rỡ trong đại thắng mùa Xuân năm 1975. Tôi cũng không bằng lòng với cụm từ “Đi tắt đón đầu”, chúng ta không đi tắt, không đốt cháy giai đoạn một cách thiếu nền tảng, thiếu bền vững, mà chúng ta phải đi bằng đôi chân mạnh mẽ của mình, đi bằng trí tuệ và nghị lực phi thường của mình, chúng ta phải đi đàng hoàng, lao vun vút trên những con tàu cao tốc, thậm chí phải phấn đấu đi bằng tên lửa, bằng máy bay phản lực để đạt được mục tiêu, đạt được mong ước làm giàu cho nhân dân, cho xã hội bằng chính tài nguyên thiên nhiên của quê hương đất nước”.
Trong công tác thi đua khen thưởng, Đinh La Thăng luôn lưu ý lãnh đạo các đơn vị phải hết sức quan tâm, một khi cuộc thi đua được công bố thì không chỉ có đánh giá, tổng kết mà còn phải có sự theo dõi, giám sát để động viên đôn đốc và quyết định khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. Một lời khen kịp thời đúng lúc sẽ mang ý nghĩa và sự khích lệ hơn rất nhiều lần so với những lời khen muộn màng lấy lệ. Công tác khen thưởng phải thực sự công bằng, khách quan và mang tính thuyết phục cao, có như thế thì các cuộc thi đua mới mang lại hiệu quả thiết thực, nếu không nó trở thành hình thức, lấy lệ, lấy tiếng, có như thế những người lao động giỏi tài năng, tích cực mới có thể tự hào về những việc mình đã làm, tự hào về những phần thưởng mà mình được trao và để từ đó họ sẽ nõ lực thi đua cống hiến nhiều hơn nữa…
Tại lễ đón nhận Huân chương Sao Vàng-phần thưởng cao quý nhất mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao tặng cho ngành DK tổ chức tại Mỹ Đình (Hà Nội) hồi tháng 5-2010, bằng bài phát biểu của mình, Đinh La Thăng đã truyền lửa, đã khơi dây trong trái tim hàng vạn CBCNV lòng tự hào về truyền thống anh hùng của ngành DK. Anh nói: “Để có được một ngành DK hùng mạnh như hôm nay, chúng ta mãi mãi ghi nhớ công ơn của những lớp người đi trước, họ là những trí thức, những công nhân, thanh niên xung phong, những người lính Cụ Hồ đi qua các cuộc chiến tranh, những Việt kiều yêu nước bỏ lại phía sau cuộc sống phồn hoa trở về đồng cam cộng khổ cùng dân tộc. Họ chính là những người thành tâm mong đất nước sớm thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Họ đã lên rừng xuống biển, vượt qua bom đạn, bệnh tật, đói khát, vượt qua nỗi cô đơn… chỉ bằng trái tim yêu Tổ quốc cùng với hai bàn tay và khối óc. Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn để lại cuộc đời hoặc tuổi thanh xuân quý giá của mình nơi thâm sơn cùng cốc, ngoài biển cả, trên những vùng đất sình lầy, hoang vu... Nhưng chính họ đã tìm ra ngọn lửa và thắp sáng ngọn lửa ấy lên ở bất cứ đâu mà họ có mặt, thắp sáng niềm hy vọng về một ngày mai tươi đẹp. Giờ đây ngọn lửa đó đang rực sáng, kiêu hãnh cháy mãi và trở thành một trong những hình ảnh tuyệt đẹp về nước VN yêu hòa bình, thân thiện nồng ấm với bạn bè, năng động, đầy tiềm năng, sức mạnh vươn tới tương lai. Vinh quang và tương lai rực rỡ của ngành dầu khí cũng luôn thuộc về hàng vạn những chàng trai, cô gái trẻ cần cù, thông minh, giàu lòng yêu nước, giàu hoài bão và lý tưởng, những người đã xuất sắc nối bước truyền thống của cha anh, không quản ngại gian khổ, không tiếc tuổi xuân khi được yêu cầu đến với những nơi đầu sóng ngọn gió, những công trình trọng điểm của đất nước. Tại đó, họ vẫn đang ngày đêm miệt mài lao động, miệt mài sáng tạo, lặng lẽ cống hiến nhiều nhất cho đất nước trong những điều kiện sống và lao động cực kỳ khắc nghiệt. Chính nhờ có họ mà chúng ta càng thêm vững tin vào sự hùng mạnh của ngànhDK và của cả nền kinh tế VN trong tương lai…”
….Nghe những lời phải biểu chân tình, sâu sắc và vô cùng cảm động đó của Đinh La Thăng, nhiều CBCNV trong ngành dự buổi lễ hôm đó đã rơi nước mắt… Và họ hiểu sâu sắc rằng truyền thống vẻ vang đó, thành quả lớn lao đó của ngành DK cần phải được họ kế thừa và phát huy một cách mạnh mẽ, xứng đáng hơn. Khả năng truyền lửa của Đinh La Thăng quả thật đã làm lay động lòng người không chỉ ở riêng ngành DK...
Box 1
“Đinh La Thăng và ban lãnh đạo PVN luôn tạo ra áp lực, luôn đưa ra những chỉ tiêu, kế hoạch cao hơn để buộc các doanh nghiệp thành viên chúng tôi phải không ngừng phấn đấu vươn lên, thế nhưng điều kỳ diệu là những áp lực, những chỉ tiêu, kế hoạch mà anh và ban lãnh đạo PVN giao cho bao giờ cũng trở thành động lực để chúng tôi phấn đấu, và rồi chúng tôi luôn đạt được. Bằng chứng là chỉ trong 9-10 tháng đầu năm, hàng loạt các doanh nghiệp thành viên trong ngành đã về đích sớm, đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của cả năm 2010. Đinh La Thăng quả thật là đã rất biết cách truyền lửa, truyền sức mạnh, làm bật dậy những tiềm năng, những nội lực mạnh mẽ ở từng con người, từng doanh nghiệp. Điều kỳ diệu ấy có được là do bản thân anh, con người anh, tấm lòng, tài năng và sự tâm huyết của anh đối với trọng trách, sứ mệnh của một ngành kinh tế đầu tàu đất nước. Chính điều đó đã thu phục lòng người, đã giúp cho tất cả CBCNV đoàn kết, nhất trí một lòng, quyết tâm thực hiện bằng được các chỉ tiêu kế hoạch được giao” (Nguyễn Xuân Thắng-Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phân bón-Hóa chất dầu khí).
*Box 2
Khác với nhiều doanh nhân, nhiều thủ lĩnh doanh nghiệp khác luôn e ngại, dè dặt, hạn chế tiếp xúc, giao lưu với báo chí, Đinh La Thăng là người được báo chí đánh giá là cực kỳ cởi mở. Anh “open” gần như tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn cho báo chí. Tất cả các câu hỏi đặt vấn đề làm việc, tìm hiểu thông tin một cách cần thiết và nghiêm túc của các nhà báo đều được anh đáp ứng, chỉ đạo cho các doanh nghiệp thành viên hoặc các bộ phận có liên quan trực tiếp trả lời báo chí. Không chỉ dừng lại đó, để tạo điều kiện cho báo chí có thể cập nhật đầy đủ thông tin một cách chính thống, anh còn chỉ đạo tập đoàn duy trì tổ chức họp báo trực tuyến cho các phóng viên báo chí ở cả 2 miền Nam-Bắc tham gia thường kỳ 1 quý/1 lần. Có lần anh bảo: điều quan trọng là ở cái tâm và sự minh bạch. Nếu cái tâm mình tốt và những việc làm của mình không có điều gì mờ ám thì tại sao lại phải dấu diếm, phải ngại ngùng với báo chí. Theo anh, ngoại trừ một số nhà báo viết lách thiếu khách quan, thiếu trong sáng và thiếu thẩm định thông tin để rồi gây tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhìn chung vai trò của báo chí truyền thông rất quan trọng, rất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bởi lẽ tác động của báo chí là rất lớn, báo chí không chỉ có tác dụng động viên khích lệ tinh thần thi đua sáng tạo và công hiến của doanh nghiệp, của người lao động mà báo chí còn có vai trò giám sát, cảnh báo góp phần giúp cho các doanh nghiệp có những định hướng, có những điều chỉnh để hạn chế được những sai lầm, sơ suất trong quá trình sản xuất kinh doanh...
Khác với nhiều doanh nhân, nhiều thủ lĩnh doanh nghiệp khác luôn e ngại, dè dặt, hạn chế tiếp xúc, giao lưu với báo chí, Đinh La Thăng là người được báo chí đánh giá là cực kỳ cởi mở. Anh “open” gần như tất cả mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn cho báo chí. Tất cả các câu hỏi đặt vấn đề làm việc, tìm hiểu thông tin một cách cần thiết và nghiêm túc của các nhà báo đều được anh đáp ứng, chỉ đạo cho các doanh nghiệp thành viên hoặc các bộ phận có liên quan trực tiếp trả lời báo chí. Không chỉ dừng lại đó, để tạo điều kiện cho báo chí có thể cập nhật đầy đủ thông tin một cách chính thống, anh còn chỉ đạo tập đoàn duy trì tổ chức họp báo trực tuyến cho các phóng viên báo chí ở cả 2 miền Nam-Bắc tham gia thường kỳ 1 quý/1 lần. Có lần anh bảo: điều quan trọng là ở cái tâm và sự minh bạch. Nếu cái tâm mình tốt và những việc làm của mình không có điều gì mờ ám thì tại sao lại phải dấu diếm, phải ngại ngùng với báo chí. Theo anh, ngoại trừ một số nhà báo viết lách thiếu khách quan, thiếu trong sáng và thiếu thẩm định thông tin để rồi gây tác động xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp, nhìn chung vai trò của báo chí truyền thông rất quan trọng, rất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bởi lẽ tác động của báo chí là rất lớn, báo chí không chỉ có tác dụng động viên khích lệ tinh thần thi đua sáng tạo và công hiến của doanh nghiệp, của người lao động mà báo chí còn có vai trò giám sát, cảnh báo góp phần giúp cho các doanh nghiệp có những định hướng, có những điều chỉnh để hạn chế được những sai lầm, sơ suất trong quá trình sản xuất kinh doanh...
******************************
*ĐINH LA THĂNG-Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí VN:
KHI CÔNG VIỆC CUỐN ANH ĐI...
Nguyễn Thu Tuyết (SGGP 10-2006)
Là một phóng viên chuyên trách về kinh tế nên tôi rất ít khi được đi cùng các chính khách như anh-một Uỷ viên Trung ương Đảng, chủ tịch HĐQT của một tập đoàn kinh tế mạnh, một tập đoàn vốn được xem là “xương sống” của nền kinh tế quốc gia (gần 90% kim ngạch xuất khẩu của nước nhà là từ dầu khí). Lần đầu gặp anh và khi chưa tiếp xúc chuyện trò, tôi không mấy thiện cảm với anh, bởi anh có sắc mặt khá lạnh lùng và nghiêm nghị. Dù vậy tôi vẫn nghĩ đó có lẽ là phong cách của các vị quan chức, khi mà họ không thế thoải mái trong giao tiếp như bao người bình thường khác. Thế nhưng ở những lần gặp sau, khi đã có nhiều dịp được tháp tùng anh trong các chuyến công tác cùng nhiều nhà báo khác và khi được trò chuyện cùng anh, tôi nhận thấy, ngoài những kiến thức uyên thâm, sâu rộng, ngoài phong cách đĩnh đạc của một vị lãnh đạo tập đoàn tài năng và đầy nhiệt huyết, anh thật gần gũi, thật hoà đồng và bình dị….
Nói về phong cách thời trang của anh, đồng nghiệp của tôi-những người đã quen biết và làm việc lâu năm với anh nói với tôi rằng, anh có biệt danh là “Anh Thăng áo kẻ”. Thật vậy, lần nào gặp anh, tôi cũng thấy anh mặc những chiếc áo sơ mi kẻ với những gam màu nhã nhặn khác nhau. Khác với rất nhiều quan chức mà tôi đã gặp ở ngoài đời và nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông, anh không quá cầu kỳ, trau chuốt trong trang phục, thế nhưng điều đó không làm anh kém phần trang trọng, nghiêm túc khi điều hành, chủ trì các cuộc hội nghị quan trọng với các đơn vị thành viên và với các đối tác trong, ngoài nước. Bằng những ý kiến chỉ đạo, góp ý xác thực, am hiểu và hiểu cặn kẽ những công việc cụ thể của các đơn vị thành viên, cũng như của các đối tác, anh đã thực sự khiến cho nhiều người nể phục. Hôm dự hội nghị khách hàng của Tổng Công ty Bảo hiểm dầu khí-PVI, nghe anh có ý kiến chỉ đạo về đường hướng, chiến lược phát triển của PVI, và nghe anh phân tích tình hình kinh tế tài chính thế giới, trong nước thông qua những thông tin thời sự nóng hổi vừa mới diễn ra, cùng những dẫn chứng chi tiết, cụ thể đến từng con số, tôi thực sự ngạc nhiên không hiểu bằng cách nào mà anh có thể cập nhật được thông tin nhanh đến vậy, khi mà gần như suốt một ngày trước đó cho đến tận đêm khuya, anh liên tục bận rộn họp hành và di chuyển. Qua tìm hiểu tôi biết anh là người rất “nghiện” báo chí, thông tin. Anh cập nhật tin tức bất cứ lúc nào có thể. Những lúc thường xuyên phải di chuyển, ngồi trên xe, anh cũng tận dụng thời gian để nghe các chương trình thời sự qua sóng phát thanh, anh cũng có thể tấp xe bền lề đường để mua báo, nếu ban ngày chưa kịp đọc thì đêm về anh sẽ đọc, anh nắm bắt thông tin ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực chuyên ngành có liên quan đến điều hành công việc của anh. Nhìn khối lượng công việc mà anh giải quyết trong những chuyến đi, nhiều người trong báo giới chúng tôi đã phải than thở rằng: “Chạy theo sếp Thăng mệt quá! Mình mệt thế này mà sao sếp cứ tỉnh bơ như không biết mệt là gì nhỉ?”. Nghe chuyện, anh trả lời: “Sao lại không biết mệt? Anh còn mệt hơn các em, vì các em trẻ tuổi hơn anh mà, chỉ có điều là công việc cứ cuốn anh đi, cứ cuốn đi, vậy thôi”. Anh thật dí dỏm và thông minh khi dùng những ca từ trong nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn trong đối đáp. Chả vậy mà cánh nhà báo chúng tôi thường đùa và thường “chấm điểm” tối đa cho anh ở “phần thi ứng xử”.
Trừ những lúc phải điều hành công việc, chủ trì hội nghị, trong sinh hoạt thường ngày, anh thật sự là một người bạn đối với tất cả mọi người. Anh hoà đồng đến mức có thể bá vai, bá cổ, hát ca cùng với những cán bộ nhân viên bình thường nhất. Trong chương trình giao lưu văn nghệ nhân dịp PVI đạt doanh thu 2000 tỷ đồng, anh đã chẳng ngại ngần khi bước lên sân khấu cầm micro hát chung với đội văn nghệ PVI một liên khúc 5-6 bài liền. Công bằng mà nói, giọng hát của anh không phải là xuất sắc, không hay lắm, nhưng sự tự tin, chân tình, hoà đồng và cởi mở của anh đã làm anh nổi bật và đáng yêu hơn trong mắt mọi người. Cuộc vui hôm đó nhờ vậy mà cũng trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn.
Q.H- một đồng nghiệp của tôi và cũng là một người họ hàng với anh cho biết: anh nói công việc cứ cuốn anh đi, cứ cuốn đi không phải là một câu nói đùa dí dỏm cho vui đâu, mà thực tế đúng là như thế. Trách nhiệm của một vị “thủ lĩnh” đầu ngành và niềm say mê công việc gần như đã chiếm hết quỹ thời gian của anh. Anh có rất ít thời gian dành cho gia đình, cho tổ ấm của riêng mình. Thế nhưng, thật may mắn là anh đã có một “hậu phương” vô cùng vững chắc. Chị là một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng và có tri thức. Cũng là một công chức làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước nên chị rất hiểu công việc và nỗi vất vả của anh. Vì vậy, chị không chỉ cảm thông mà còn nỗ lực hết sức mình để chu toàn việc nhà và chăm lo cho các con, giúp anh thực sự an tâm, giành thời gian cho công việc nhiều hơn. Anh hiểu điều đó và “Anh biết vì sao mà người đời thường nói: Đằng sau sự thành công của một người đàn ông luôn thấp thoáng bóng dáng của một người phụ nữ là như thế nào”-Chúng tôi nghe và chúng tôi hiểu, đây là câu anh nói rất thật lòng.
Box
*Bằng những ý kiến chỉ đạo, góp ý xác thực, am hiểu và hiểu cặn kẽ những công việc cụ thể của các đơn vị thành viên, cũng như của các đối tác, anh đã thực sự khiến cho nhiều người nể phục.
*Trừ những lúc phải điều hành công việc, chủ trì hội nghị, trong sinh hoạt thường ngày, anh thật sự là một người bạn đối với tất cả mọi người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét