Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

CHÙM THƠ HỜN DỖI

Như mặt nước có hồi sóng gợn
Ta yêu nhau đôi lúc cũng dỗi hờn
Chuyện vặt vãnh hiểu lầm thành chuyện lớn
Giữa hai đàng sóng gió nổi thành cơn


Một đôi khi anh giận quá mất khôn
Quát to tiếng cho em ngồi em khóc
Cũng có khi em cằn nhằn trách móc
Làm anh buồn buông đũa giữa bữa cơm

Nghe em khóc lòng anh thêm mềm nhũn
Hiểu mình sai nên xuống nước dỗ dành
Thấy anh giận bỏ cơm buông đũa xuống
Em thôi ăn dọn chén làm lành

Cuộc sống như bản đàn tuyệt diệu
Hạnh phúc trôi theo giai điệu chính êm đềm
Tình yêu sẽ không bao giờ đơn điệu
Phút dỗi hờn làm cuộc sống giàu thêm
Diệp Minh Tuyền
(trích tập thơ Con Đường Có Lá Me Bay)
ANH THỨ LỖI

Anh thứ lỗi cả ngày em sẽ sống
Anh hờn giận suốt ngày em đau khổ
Và khi đó chẳng còn tâm hồn đâu
Tìm vần thơ tặng anh người yêu dấu
Cả đôi tay đờ đẫn rã rời…
Anh tựa hồ như một vị chủ nhân
Của số phận cuộc đời em đó
Anh thứ lỗi sai lầm đâu quá đáng
Vui lên anh hờn giận mãi cực thay
Em hiểu rồi vì sao anh trách mắng
Lại đây anh hãy gọi em như trước
“Em thân yêu” với giọng nói ngọt ngào
Em sẽ sống và vững vàng bước tiếp
Khắp thân mình nhựa sống lại trào dâng…

(ai biết tên tác giả bài thơ này thì thông tin giúp nhé)
Bài thơ tạ lỗi
Em nhận lỗi về em tất cả
những câu thơ phơi trải lắm u buồn
và nước mắt một hôm nào nhỏ xuống
một hôm nào nông nổi giận hờn buông…

Em nhận lỗi vì em không giữ được
chỉ riêng em, khoảnh khắc nhục nhằn
vai anh đấy, biết bao là gánh nặng
em chất chồng chi nữa… nặng nề thêm

Em chất chồng chi nữa trái tim em
ngàn thương nhớ… dường như anh chẳng thiết
ngàn thưong nhớ thôi để mình em biết
một mình em đơn chiếc đã dần quen

Anh cứ vô tư hơn thế nữa, cứ vô tình
em nhận lỗi trước thời gian cách trở
em nhận lỗi vì em không thể có
tuổi thanh xuân như lá nõn dâng người

Em tạ lỗi cùng anh, tạ lỗi trước cuộc đời
ngày rộn rã ngoài kia muôn cánh cửa
em vô vọng giấu mình trong góc nhỏ
vô vọng thưong mình thôi đã hết ngây thơ

Thôi đã hết, vụng về thôi đã hết
đã hết ngoan lành đã hết vô tư
em bất lực trước lòng em lặng chết
thôi cũng đành tạ lỗi với ngày xưa…
                                                               (Đinh Thị Thu Vân)

CHIẾN THUẬT SĂN ĐẦU NGƯỜI

 

Chiến thuật săn đầu người
Là tuyển tập gồm 30 bài phóng sự của nhà báo Nguyễn Thu Tuyết (Báo Sài Gòn Giải Phóng) của NXB Thanh Niên ấn hành năm 2008 giá 35.000đ.

Với cái nhìn của một nhà báo có nhiều năm trải nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế, du lịch, nhiều bài viết của chị có một sức hút riêng với bạn đọc với nhiều đề tài mang tính thời sự như: “Chiến thuật “săn đầu người””, “Thuê Tây làm việc”, “Người tiêu dùng trong cơn sốt giá”.

Riêng bài điều tra “Đi tìm sự thật một chương trình khuyến mãi” năm 2006 của chị được giới chuyên môn đưa vào danh mục 10 sự kiện thương mại nổi bật trong năm.

Bên cạnh đó, một số bài viết của chị về đề tài du lịch sau mỗi chuyến đi, lại mang tính khám phá với nhiều chiêm nghiệm thú vị và giàu cảm xúc như: “Đêm cuối năm ở Bắc Kinh”, “Chuyện lạ ghi ở Thâm Quyến”, “Nỗi nhớ mùa đông Tokyo” hay “Lãng mạn mùa thu Hàn Quốc”…
D.Thuỳ  (SGGP 1-2008)

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

CHÀO NƯỚC LÀO XINH ĐẸP...

Lần đầu đến Lào, lại đến đúng thời điểm Tết cổ truyền dân tộc Lào chỉ còn vài ngày nữa (11-4), vậy mà chẳng thấy sự tấp nập ồn ào náo nhiệt nào cả ngoài sự thanh bình, êm dịu vốn có của một thủ đô chỉ hơn 500 ngàn người này... Một chuyến đi thú vị với nhiều trải nghiệm về đất nước Lào xinh đẹp...
Một góc phố thanh bình của Viêng-Chăn
Sân bay Viêng-Chăn
Ra mắt PVOil Lào
Thiếu nữ Lào làm việc tại PVOil Lào
Quà tặng từ VN...
Quà tặng từ Lào
Phó Thủ tướng Lào trong điệu nhảy Chăm-Pông với cô gái Việt Nam...
Vientiane April 3, 2011
Don Chan Hotel-Khách sạn 5 sao lớn nhất ở Viêng-Chăn

EM NGƯỢC ĐƯỜNG, NGƯỢC NẮNG ĐỂ YÊU ANH

Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời…
Em ngược thời gian, em ngược không gian
Ngược đời thường bon chen tìm về mê đắm
Ngược trái tim tự bao giờ chai lặng
Em đánh thức nỗi buồn, em gợi khát khao xanh
Mang bao điều em muốn nói cùng anh
Chợt sững lại trước cây mùa trút lá…
Trái đất sẽ thế nào khi màu xanh không còn nữa
Và sẽ thế nào khi trong anh không em?
Em trở về im lặng của đêm
Chẳng còn nữa người đông và bụi đỏ
Phố bỗng buồn tênh, bờ vai hút gió
Để chiều nay - em biết, một mình em…
Bùi Sim Sim
(Thơ nhặt được trên mạng, thông tin tác giả chưa chắc lắm, ai biết xin phản hồi giúp nhé)

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

HAI CÂU CHUYỆN ĐAU BUỒN TRONG LÀNG BÁO

   Trong một chuyến đi công tác tại Tây Nguyên, tôi đã được nghe 2 câu chuyện đau buồn về những người làm báo. Là người làm báo có lương tâm, tôi thật sự đau lòng khi chỉ vì một vài “con sâu” trong làng báo mà hình ảnh những người làm báo bị hoen ố, xấu xa đến thậm tệ trong mắt người dân…
Câu chuyện 1:  Đang dùng bữa sáng cùng đoàn nhà báo VN tại Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai, điện thoại của nhà báo Quang Thọ-một cây bút thường viết về “Những mảnh đời bất hạnh” trên báo Công an TPHCM bỗng đổ chuông liên hồi. Thấy số điện thoại lạ, anh bật loa ngoài….
  -A lô, có phải nhà báo Quang Thọ không ạ?
  -Vâng, tôi Quang Thọ đây!

  -Dạ, em là (…), vừa rồi em có gửi hồ sơ của gia đình nhờ anh viết giúp trường hợp con em ở nhà mắc bệnh nan y, cần cứu chữa nhưng gia đình quá nghèo không có tiền, không biết anh đã nhận được chưa ạ?
-À, hồ sơ của anh tôi đã nhận được rồi….
-Anh cố gắng xem và viết bài sớm giúp gia đình em anh nhé. Mong anh thương lấy cháu, gia đình em quá nghèo, không thể lo cho cháu được anh ơi.
-Vâng, tôi hiểu, tôi sẽ cố gắng…
-Anh Thọ à, gia đình em có một cái phong bì gửi anh, nhưng không biết gửi ở đâu. Hay là anh cho em địa chỉ em đến tận nhà đưa cho anh, còn không anh cho em số tài khoản của anh để em nhờ người chuyển tiền vào…
-Trời ơi! Anh nói cái gì thế? Tiền nào mà gửi với chuyển?
-Dạ, thì là tiền bồi dưỡng cho anh viết bài đó.
-Ai bảo anh làm thế, nếu anh đã có tiền đưa cho tôi thì việc gì anh phải  cậy nhờ lòng hảo tâm của độc giả… Anh xúc phạm tôi quá đấy.
-Dạ không đâu anh Thọ à. Đây là số tiền em phải đi vay mượn họ hàng để đưa cho anh đấy. Khi nào bài báo đăng lên, dộc giả cho tiền thì em sẽ trả cho người ta, chứ thú thật là nhà em nghèo nhất làng, giấy chứng nhận hộ nghèo của xã, em đã gửi trong hồ sơ cho anh rồi đó.
-Thế anh nghĩ như thế nào mà lại đưa tiền cho tôi?
-Vì em nghe nói, nếu đưa tiền thì nhà báo mới viết và cho đăng nhanh, còn không thì không được lên báo, hoặc lâu lắm mới được đăng. Em còn nghe kể là có nhà báo còn thoả thuận trước là…
Bữa ăn sáng hôm đó khiến cả đoàn nhà báo chúng tôi ai cũng như nghẹn lại khi nghe câu chuyện này. Lâu nay, chuyện tiêu cực, nhận phong bì trong làng báo thì không phải là không có, thế nhưng việc nhận phong bì, tiền bồi dưỡng những người dân cùng cực, bất hạnh như thế thì nghe sao mà đau xót quá…
Câu chuyện 2: Từ câu chuyện đau buồn nghe qua điện thoại của nhà báo Quang Thọ nêu trên, nhà báo Vũ Dũng-Đài Truyền hình Việt Nam cũng đã hồi tưởng lại câu chuyện mà anh và các đồng nghiệp vừa mới trải qua trong chuyến đi công tác để thực hiện một phóng sự phản ánh nỗi khổ, những khó khăn chồng chất trong đời sống của bà con nông dân ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh. Trước khi chia tay ngôi làng nghèo khổ đó, bỗng dưng các cụ già làng dúi vào tay các anh một chiếc phong bì. Các anh thật sững sờ khi thấy trong phong bì toàn là những đồng tiền lẻ. Hỏi ra mới biết, các cụ đã đi vận động, quyên góp từng nhà để có được số tiền này làm “quà cáp” cho các anh. Các anh cảm ơn và kiên quyết không nhận dù các cụ nài nỉ. Thế nhưng khi vừa quay bước, bỗng dưng các cụ như đồng thanh khóc hu hu. Các cụ cho rằng, các anh chê, không chịu lấy tiền tức là các anh sẽ không viết bài và không phát sóng đâu. Và như thế có nghĩa là những khó khăn của làng sẽ chẳng được ai biết đến, sẽ chẳng được các cấp chính quyền và Trung ương biết để mà lưu tâm giúp đỡ… “Trong tình cảnh đó, chúng tôi buộc lòng phải cầm chiếc phong bì để các cụ an lòng. Trên đường đi, nhìn chiếc phong bì và những đồng tiền lẻ nhàu nát đẫm mồ hôi được quyên góp từ những người nghèo khó, lòng chúng tôi như quặn lại vì  đau xót, và chúng tôi cảm thấy xấu hổ thay cho những con sâu đã làm hình ảnh nhà báo bị hoen ố đến mức khó gột rửa được trong mắt người dân như thế này đây. Và trong lòng chúng tôi, ai  cũng tự nhủ, sau khi phát hình xong phóng sự này, chúng tôi sẽ quay lại thăm dân làng và gửi tặng lại cho các cụ, cho dân làng những phần quà tình nghĩa do chúng tôi quyên góp từ những nhà báo chân chính, có lương tâm…”-anh Vũ Dũng ngậm ngùi nói…

Nguyễn Thu Tuyết (SGGP 2-2008)

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

ASEAN











Thái Lan 4-2010

Singapore-thêm một lần đến...

NXB THANH NIÊN GIỚI THIỆU SÁCH:"CÁNH CHIM KHÔNG MỎI"

“Khi chúng ta mua một cuốn sách, có nghĩa là chúng ta đang làm một động tác để bắt đầu tích lũy cho mình thêm kiến thức trong kho tàng tri thức nhân loại”-chúng tôi muốn mượn lời của một nhà báo để giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách: “Cánh chim không mỏi” của tác giả-Nhà báo Nguyễn Thu Tuyết. Đây là cuốn sách thể hiện rõ đặc trưng nghề báo và những trải nghiệm của tác giả về những ngành nghề kinh tế trụ cột hiện nay.
Tác giả Nguyễn Thu Tuyết; Nhà Xuất bản Thanh Niên; phát hành tháng 12-2010; sách dày 350 trang, giá 45.000đ. Bán tại hệ thống các nhà sách TPHCM 
Nếu bạn đã từng đọc “Chiến thuật săn đầu người”, “Đường tới thành công” của Thu Tuyết thì không nên bỏ qua cuốn sách này. Bởi cuốn sách là bộ ba hợp thành bức tranh về hoạt động nghề nghiệp của tác giả. Theo đó, “Cánh chim không mỏi” là tuyển tập những tác phẩm báo chí xuất sắc trong 2 năm gần đây của Thu Tuyết - một cây bút được đánh giá cao trong đội ngũ các báo Việt Nam hiện nay (Thu Tuyết hiện đang công tác tại báo Sài Gòn Giải Phóng). Chị không chỉ đã được Trung ương Hội Nhà báo VN trao tặng Huy chương Vì Sự nghiệp Báo chí VN, mà nhiều tác phẩm báo chí khác của chị cũng đã được Hội Nhà báo VN, Hội Nhà báo TPHCM cùng các cơ quan bộ ngành khác trao tặng nhiều giải thưởng báo chí có giá trị.
Để ghi lại những tác phẩm báo chí xuất sắc, những bài báo hay, được nhiều độc giả yêu thích của Nhà báo Nguyễn Thu Tuyết, vào năm 2007 và 2009, Nhà Xuất bản Thanh Niên đã tập hợp các bài viết của chị và xuất bản thành công 2 cuốn sách  “Chiến thuật săn đầu người” và “Đường đến thành công”. Trước đó, vào năm 1998, tác phẩm của chị cũng đã được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn tuyển chọn đưa vào “Tuyển tập Phóng sự chọn lọc” ấn hành cùng năm 1998. 
Có thể nói, trên diễn đàn báo chí hiện nay, những tác phẩm của Thu Tuyết luôn tạo được hiệu ứng rất tốt trong cộng đồng xã hội. Vì vậy trong năm 2010 này, Nhà Xuất bản Thanh Niên tiếp tục xuất bản cuốn sách “Cánh chim không mỏi” của chị. Cuốn sách bao gồm những tác phẩm, những bài viết sinh động, những bình luận sâu sắc, nhiều cảm xúc-một thế mạnh trong văn phong của Thu Tuyết về mảng đề tài doanh nghiệp, doanh nhân. Nó đem đến cho bạn đọc nhiều trải nghiệm thú vị, sinh động về đời sống văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp Việt, về những kinh nghiệm, bí quyết trong lao động sản xuất kinh doanh, về những khát vọng cháy bỏng, mãi vươn xa của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển…
Điểm nhấn của cuốn sách là những tác phẩm viết về 12 doanh nhân ấn tượng trong cộng đồng doanh nhân Việt. Có thể nói, do tính chất công việc của nghề làm báo nên tác giả có dịp tiếp xúc với rất nhiều doanh nhân, và dưới góc nhìn của chị, họ là những “thủ lĩnh” doanh nghiệp thời hiện đại, những người “đứng mũi chịu sào” với áp lực công việc luôn đè nặng đôi vai… Mỗi người trong họ đều mang một phong thái, một dáng vẻ rất riêng, rất ấn tượng, thế nhưng hầu như tất cả họ đều có một điểm rất chung, đó là luôn bận rộn với những niềm đam mê công việc. Dù có thể phong cách làm việc của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu trung lại, họ có một tinh thần trách nhiệm rất cao, và sự năng động, sáng tạo để đạt được hiệu quả tối ưu trong điều hành công việc thì dường như ở ai cũng có. Đến với cuốn sách, bạn đọc sẽ tìm thấy những doanh nhân Việt trong cuộc sống thường ngày, bởi tác giả không giới thiệu những thành tích, những chiến công của các vị “thủ lĩnh”, mà đơn giản chỉ ghi nhận, phản ánh lại một phần, một góc, có khi chỉ là một vài chi tiết nhỏ, nhưng lại thể hiện, khắc họa một cách thật sinh động, thật sâu sắc cuộc sống, tâm hồn và phẩm chất tốt đẹp của họ trong cuộc sống và trong điều hành công việc.
Ngoài ra, thông qua cuốn sách “Cánh chim không mỏi”, bạn đọc còn có được cái nhìn rộng mở đầy đủ hơn về những ngành nghề “hot” trong xã hội hiện nay như: hàng không, dầu khí... Đây là những ngành nghề hấp dẫn nhưng cũng nhiều thử thách và cuốn sách như một sự định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ giỏi giang, năng động, dám dấn thân trải nghiệm... Đồng thời qua đó, tác giả cũng cho bạn đọc thấy được mối quan hệ giữa nghề báo với các doanh nghiệp, doanh nhân và các ngành nghề khác, đúng như quan điểm của tác giả: “Đi, cảm nhận và viết, đó là đặc trưng và đó cũng chính là sức hấp dẫn của nghề làm báo…”.
NXB THANH NIÊN (SGGP 12-2010)

Download sách tại đây: Cánh chim không mỏi

SNOW AUTUMN_CHINA

Mùa đông ở Thiên Tân-Tây An-Nga Mi (Trung Quốc). Thưởng thức được cái lạnh -12 độ mà thấy cũng bình thường mới lạ...

Tây An 12- 2009
Bắc Kinh 2004

Bắc Kinh 2004
Nắng có còn xuân...
Tây An - LMTTH


Ngày ấy (7-2009)


Thành Đô 12-2009
Thượng Hải 12-2009

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

BEIJING DECEMBER 2010

Lần nào đến Bắc Kinh cũng vào mùa Đông, lạnh kinh khủng nhưng thật vui và thật nhiều kỷ niệm...
San van dong "to chim"

Cứ mỗi lần đi xa là lại nhớ...

Khai trương đường bay thằng Bắc Kinh - TP.HCM

Hilton Beijing Hotel

KHI CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC ĐẦU TƯ NGHIÊM TÚC

   Khi làm bất cứ một công việc gì cũng vậy, nếu người thực hiện không có tâm huyết với công việc và công việc đó không được họ đầu tư nghiêm túc, thì chắc chắn nó sẽ có hiệu quả không cao, hoặc cũng chẳng thể nào gọi là thành công tốt đẹp. Đối với nghề báo cũng vậy, nếu một nhà báo không có sự đầu tư, chuẩn bị tốt cho công việc của mình thì  hậu quả sẽ nặng nề hơn, bởi kết quả công việc của họ là những tác phẩm hiện hình trên mặt báo, trên truyền hình và trên các phương tiện truyền thông khác, nó tác động, gây phản cảm, bức xúc cho hàng triệu triệu độc giả khi họ phải chứng kiến những “sản phẩm” được làm ra từ sự đầu tư không nghiêm túc…

    Mới đây, trong chương trình truyền hình trực tiếp về một sự kiện trọng đại không chỉ của ngành D mà còn là một sự kiện kinh tế đặc biệt quan trọng của đất nước, một nhà báo-một biên tập viên-một người dẫn chương trình truyền hình đã làm thất vọng biết bao người khi đã gây ra quá nhiều “hạt sạn” cho một chương trình hết sức quan trọng này. Nguyên nhân cũng chỉ là bởi anh ta đã quá xem nhẹ, quá thờ ơ với  công việc mà mình được giao nên không có sự chuẩn bị, không có sự đầu tư nghiêm túc. Hàng ngàn khán giả tại hiện trường và hàng triệu khán giả theo dõi chương trình được truyền hình trực tiếp vào “giờ vàng” dem hôm đó đã cảm thấy khó chịu ngay từ giây phút đầu tiên khi anh ta xuất hiện. Sự thiếu nghiêm túc đã thể hiện ngay ở phần giới thiệu quan khách, cho dù trong đó có cả một vị là nguyên thủ quốc gia, vậy mà anh ta bước ra sân khấu với một vẻ mặt bàng quang, thờ ơ, đáng nói hơn anh ta còn làm khó chịu biết bao người khi trên tay chỉ cầm 2 tờ giấy A4 nhầu nhĩ, mỏng manh, phất phơ như muốn vụt bay khỏi tay mình. Bằng một giọng đọc uể oải, rời rạc, anh ta giới thiệu những vị khách đặc biệt quan trọng mà cũng cứ “ngắc nga, ngắc ngứ, vấp lên, vấp xuống”, nhiều vị quan khách còn bị anh ta giới thiệu sai chức danh, hoặc cho “về hưu” sớm khi anh ta cứ thản nhiên thêm “nguyên”, thêm “cựu” vào trước chức danh mà họ đang đương nhiệm…
   Sự bức xúc, bất bình trong khán giả càng tăng lên khi anh ta phạm phải hàng loạt sai lầm khác sau đó. Thay vì mời đơn vị chủ nhà (chủ đầu tư) lên sân khấu nhận các “lẵng hoa” chúc mừng sự kiện thì anh ta cứ mặc nhiên oang oang gọi mời lên nhận “vòng hoa”… Nghe “lời mời” cho dù là vô tâm, không ác ý này, nhưng rất nhiều người, dù không mê tín, dù dễ tính đến mấy cũng không thể nào có thể bỏ qua, không thể nào thông cảm cho anh ta được.

    Từ hàng ghế khán giả, cùng ngồi xem chương trình tại hiện trường hôm đó, tôi đã nhìn thấy sự bất bình, bức xúc hiện rõ trên khuôn mặt của nhiều người, đặc biệt là giới doanh nhân. Tổng giám đốc tập đoàn B-khách mời của ngành D dự sự kiện hôm đó đã nói với trợ lý của mình rằng: “Hãy hỏi tên và nhớ thật kỹ mặt anh chàng này để loại ngay ra trước khi cân nhắc mời MC cho các chương trình, sự kiện của tập đoàn mình em nhé”. Không biết sau sự kiện này, ngành D có phàn nàn gì không, và anh chàng MC nêu trên có bị cơ quan quản lý phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm gì không, nhưng lời dặn dò của vị tổng giám đốc tập đoàn B đối với trợ lý của mình nêu trên thì theo tôi, đây quả là một cái tát khá đau đối với một người làm nghề dẫn chương trình. Phải chăng điều đó cũng chính là hậu quả của thái độ thờ ơ, bàng quang, vô trách nhiệm, thiếu chuẩn bị và  thiếu nghiêm túc trong công việc mà anh chàng MC nêu trên đã gây ra. Aâu đó cũng là bài học cho tất cả mọi người…

   Nguyễn Thu Tuyết (SGGP 6-2009)

ĐỪNG DÙNG HỘI THẢO ĐỂ CHÂM BIẾM, XÚC PHẠM NHAU…

   Thượng tuần tháng 12-2009 vừa qua, tôi thật sự vui mừng khi nhận được thư mời đi tham dự một cuộc hội thảo khoa học bàn về một vấn đề mà dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm, một vấn đề mà báo chí trong suốt thời gian gần nửa năm qua đã tốn không biết bao công sức, giấy mực cho việc đăng tải tin, bài phản ánh, phục vụ nhu cầu bạn đọc.
   Trước thềm hội thảo, lòng tôi càng thêm háo hức khi nghĩ rằng mình sắp được nghe những tranh luận phản biện mang tính văn hoá, văn minh và đầy trí tuệ của các nhà khoa học, mà người chủ trì cuộc hội thảo cũng là một nhà khoa học khá nổi tiếng. Và tôi cũng hy vọng từ cuộc hội thảo mang tính khoa học này, người ta sẽ tìm được tiếng nói chung, vì lợi ích chung, cùng khép lại những định kiến, những tư tưởng mang tính cá nhân, để cùng thống nhất về một cách làm, cùng hướng về lợi ích chung, đem lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng xã hội… 
   
Thế nhưng, thật đáng buồn, điều mà tôi cũng như nhiều người dự hội thảo mong mỏi đã không diễn ra…Ngay từ lời giới thiệu khai mạc hội thảo, chúng tôi đã được nghe những lời dẫn dắt, giới thiệu mang tính châm biếm, móc mỉa nhau. Những bài diễn văn, những ý kiến phản biện mang tính khoa học, nhìn nhận nhau, phân tích cho nhau thấy những điểm đúng, sai với những lập luận chặt chẽ… đã không diễn ra. Tại diễn đàn hội thảo, người ta cứ mặc sức nói, mặc sức phát biểu theo ý của mình, không ai quan tâm đến ý kiến của người khác, hay nói theo kiểu “mạnh ai nói người ấy tự nghe và tự hiểu”. Có không ít những ý kiến vô lý, sơ sài vì thông tin lạc hậu, thiếu cập nhật, thiếu cơ sở cũng không được người ta thừa nhận, cứ mặc sức cho rằng mình đúng, người ta không dám thừa nhận mình thiếu sót cũng chỉ bởi người ta quá ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân trong người ta quá lớn… 
   Và rồi từ đó, họ đã biến cuộc hội thảo khoa học mang tính phản biện khoa học thành một cuộc cãi nhau gay gắt và lớn tiếng giữa 2 phe phái. Tệ hơn nữa là họ đã không ngần ngại dùng những câu chữ mỉa mai châm biếm, xúc phạm nhau…
  Tham dự hội thảo với vai trò là người quan sát, chúng tôi càng thấy đau lòng hơn khi nghe những câu nói tục, chửi thề liên tiếp được một nhà khoa học văng ra, họ dường như không còn biết mình đang đứng trên diễn đàn hội thảo, một cuộc hội thảo văn hoá, văn minh mang danh khoa học và đang được nhiều người theo dõi… Có lẽ vì sự thiếu nghiêm túc và không ai có tinh thần cầu thị, tiếp thu, ai cũng quá đề cao ý kiến cá nhân của mình nên cuộc hội thảo đã không thể thành công như mong đợi, và chẳng ai có thể rút ra được điều gì hữu ích từ cuộc hội thảo này, dù thời gian hội thảo đã diễn ra suốt một ngày ròng rã…
   Thật lòng mà nói, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn thấy lạ lùng đến mức ngạc nhiên về một cuộc hội thảo mang danh khoa học mà sao lại lạ kỳ như thế. Và tôi xin gửi đến tất cả những đơn vị, những cá nhân nào đó, một khi muốn tổ chức những cuộc thảo mang tính phản biện khoa học thì nên cố gắng dẹp bỏ những định kiến, ganh ghét cá nhân, xin hãy nhìn về lợi ích chung, và xin đừng dùng diễn dàn hội thảo để châm biếm, xúc phạm nhau… Chỉ như thế những cuộc hội thảo khoa học mới có được ý nghĩa thanh cao vì cộng đồng, xã hội, mới thực sự đem lại lợi ích tốt đẹp như chúng ta hằng mong đợi…
Nguyễn Thu Tuyết (SGGP 12-2009)

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011