Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

ĐỪNG ĐÁNH MẤT LÒNG TỰ TRỌNG

  Thời gian gần đây, khi làm việc và gặp gỡ với các doanh nghiệp ngành D, tôi thường nghe họ than phiền về một nữ nhà báo tên Tr. Nhiều người quá bức xúc gọi Tr. là “con yêu nhền nhện”.  Tôi nghe chuyện mà thấy lòng đau xót…  Trong quá trình tác nghiệp, tôi cũng đã có đôi lần gặp Tr. Cô ấy là một nữ nhà báo khá xinh đẹp, vậy mà…

   Qua tìm hiểu, tôi được biết, những hành động và việc làm của Tr. chẳng hề tương xứng với  vẻ đẹp bên ngồi của cô ấy.  Sự quấy nhiễu, làm phiền doanh nghiệp thường xuyên qua những chuyến đi công tác, qua những tờ hoá đơn thanh toán tiền vé máy bay, tiền phòng khách sạn và những bản hợp đồng quảng cáo có bút phê của lãnh đạo cấp trên… đã khiến cho nhiều doanh nghiệp thấy Tr. là sợ, một nỗi sợ khinh khi mà bất cứ một nhà báo có liêm sĩ nào cũng cảm thấy xấu hổ khi bị  đối xử như thế. 
  Thy Ngọc-phụ trách đối ngoại của một công ty thuộc ngành D tâm sự:  “Cứ mỗi lần thấy chị ấy xuất hiện ở công ty là tụi em sợ chết khiếp, ai cũng tìm cách né tránh mà không tránh được…”. Nói rồi Ngọc kể cho tôi nghe những câu chuyện về Tr. mà cô ta bức xúc. Theo Ngọc, có một lần, từ Tây Nguyên, Tr. điện thoại cho một vị sếp ở công ty của Ngọc đề nghị  hỗ trợ tiền vé máy bay để cô ta về TPHCM, khi về đến TPHCM, Tr. lại tiếp tục đề nghị công ty đặt phòng khách sạn cho cô ta ở. Và sau 3 ngày lưu lại Sài Gòn để đi “thăm” các doanh nghiệp, Tr. gọi cho Ngọc: “Em ra khách sạn làm thủ tục trả phòng cho chị”, “Chị thấy như thế có quá đáng lắm không? Em đâu phải là người hầu của chị ấy, em đang làm việc, rất nhiều việc bận rộn, mà ngay cả sếp em cũng còn không bắt tụi em phải hầu hạ như thế…”-Ngọc nói mà giọng vẫn còn đầy những bực dọc về Tr. Điều đáng nói hơn là sau khi làm thủ tục thanh toán trả phòng xong, Tr. còn đưa cho Ngọc một xấp hoá đơn của các lần đi công tác trước đó kèm theo câu nói: “Sếp em đã đồng ý rồi, em về làm thủ tục nhận tiền rồi chuyển vào tài khoản số …. cho chị nhé”.
    Chưa hết, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, Tr. là một nhà báo thường xuyên ép các doanh nghiệp làm quảng cáo, cứ hai ba tháng là cô ta lại gửi hợp đồng quảng cáo một lần. Mới đây, Tr. “quăng” xuống công ty nọ một bộ hồ sơ xin tài trợ cho một chương trình quảng cáo. Phòng marketing của công ty này ai cũng “choáng” khi thấy trị giá hợp đồng lên đến gần nửa tỷ đồng, càng “choáng” hơn khi thấy trên bộ hợp đồng có bút phê của một vị lãnh đạo cấp ngành. Kinh phí cho hoạt động marketing thì có hạn và cũng không phải để chỉ  giành riêng cho một tờ báo có hiệu quả không cao, lãnh đạo công ty này đang còn phân vân chưa biết xử lý thế nào thì  vị  lãnh đạo cấp ngành, người đã có bút phê cho Tr. liền điện thoại trách cứ: “Sao không làm cho nó, để nó cứ điện thoại trách móc lằng nhằng hoài vậy?” .
  Mới nghe chuyện, nhiều người cứ thắc mắc không hiểu vì sao mà các doanh nghiệp lại dễ dàng chấp nhận những yêu sách của Tr như thế? Vì sao họ không từ chối thẳng thừng những đòi hỏi quá đáng từ cô ấy? Thế nhưng nhiều nhà báo có thâm niên, từng gắn bó lâu năm với ngành D thì hiểu rất rõ điều đó. “Chiêu thức” mà Tr. thường áp dụng để  ép doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của cơ ta là luơn chứng tỏ mình là người thân thiết, “cực kỳ” thân thiết với các sếp cấp cao thì càng tốt.  Cô ta thường tung tin mình là “bạn gái” thân thiết của các vị lãnh đạo (nhưng sự thật thế nào thì chỉ các vị ấy mới biết được), luơn tìm luôn tìm mọi cách đi cùng các vị  lãnh đạo cấp cao, luơn thể hiện thân mật với các vị  lãnh đạo cấp trên của doanh nghiệp và những người có quyền lực, những người mà các doanh nghiệp nghe danh đã thấy nể, nghe danh đã thấy khó chối từ.  Mang danh nhà báo và với sắc đẹp, sự “mè nheo” của mình, Tr. đã không gặp khó khăn khi  xin bút phê của các vị sếp cấp trên và chữ ký của các vị này chính là “bảo bối” là “uy phong” để Tr. mặc sức nhũng nhiễu, làm phiền doanh nghiệp. Những việc làm nêu trên của Tr. đã khiến cho không ít nhà báo có đạo đức và có lòng tự trọng bất bình. Vì vậy, mỗi khi có dịp phải đi công tác chung, họ thường né tránh Tr. vì sợ bị đánh đồng, mang tiếng. Điều tơi muốn nhắn nhủ đến các vị sếp là cần phải cảnh giác với những nhà báo như Tr. Đừng để vị thế, uy danh của mình bị lợi dụng và đừng gây khĩ khăn, gây mất niềm tin nơi doanh nghiệp vì những bút phê khơng nên cĩ. Về phía các doanh nghiệp cũng cần phải biết chối từ những trường hợp nhũng nhiễu vô lý đó Nếu khơng, vơ hình chung chính các doanh nghiệp đã tự làm khó mình.

     Nguyễn Thu Tuyết (SGGP 8-2008)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét