Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

*BỊA ĐẶT VÀ NGHE HƠI...

"THẢM HỌA" BÁO CHÍ
KỲ 3: BỊA ĐẶT VÀ NGHE HƠI...

Snow Autumn (26-2-2012)
  Chỉ trong thời gian ngắn mà hàng loạt tờ báo đã phải đăng đính chính... Không chỉ các doanh nghiệp, các cá nhân mà ngay cả những bộ ngành ở Trung ương cũng đã phải khẩn cấp gửi công văn, lên tiếng phản bác lại những thông tin bịa đặt, xuyên tạc sự thật của một bộ phận không nhỏ những người làm báo thiếu đạo đức, thiếu tư chất nghề nghiệp...Những hành động đáng phê phán đó của họ đã gây tác hại không nhỏ cho cộng đồng xã hội...
   Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động báo chí lại bát nháo như hiện nay, chưa bao giờ đạo đức báo chí xuống cấp đến mức công khai tệ hại như bây giờ. Chỉ cần thoáng nhìn lại trong khoảng thời gian 1 tháng trở lại đây thôi cũng đủ thấy ghê sợ cho cái gọi là “văn hóa truyền thông, văn hóa báo chí”.
Từ những trang web, những tờ báo mạng giật gân, lá cải cho đến những tờ báo chuyên ngành và thậm chí cả những tờ báo chính thống có số lượng độc giả khá đông cũng vậy, hầu như ở đâu cũng bị những con sâu làm rầu cho cả môi trường văn hóa lớn. Công tác quản lý đội ngũ những người làm báo dường như đang bị thả nổi, rất nhiều người mang danh phóng viên nhà báo nhưng chưa từng học một giờ ở giảng đường đại học. Chưa hết, những người mới tập tễnh học việc, yếu nghề nhưng lại quá háo danh, hám lợi, thiếu đạo đức nên bất chấp tất cả  các quy định, quy trình nghề nghiệp, họ chỉ nôn nóng, nôn nóng để cho ra bằng được tin bài trên báo, và kết quả đó là những tác phẩm báo chí què quặt, bệnh tật, gây ô uế cho môi trường báo chí…
  Phương pháp “tác nghiệp” mà những người làm báo háo danh, hám lợi, thiếu đạo đức nêu trên thường sử dụng là hóng hớt và  “nghe hơi nồi chõ”. Họ chỉ cần nghe thoảng qua một câu nói của ai đó mà thấy có thể giật gân, câu khách kiếm tiền được là họ viết thành tin bài đăng ngay tức khắc. Họ bất chấp tất cả các quy định nghề nghiệp và họ cũng thừa hiểu câu nói của dân gian như thế nào là “Tam sao thất bản”. Thế nhưng danh lợi và những đồng tiền bẩn thỉu đã làm họ mờ mắt.  Không chỉ viết bài đưa tin theo kiểu “nghe hơi nồi chõ”, để cho bài viết có tính thuyết phục và có vẻ “thực tế”, rất nhiều người trong số họ còn bịa đặt xuyên tạc sự thật, gây ra thảm  họa cho nhiều người khác.  Những cách dùng từ theo kiểu giang hồ, chợ búa để câu khách cũng luôn được họ đưa vào như những “kỳ tích”, những “chiến công”,  bất chấp hậu quả mà họ gây ra cho cộng đồng công chúng…
   Hồi cận Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, một loạt báo đưa tin: “Tước giấy phép kinh doanh 3 doanh nghiệp gas”. Các đại lý, người tiêu dùng và thị trường gas xôn xao tán loạn vì 1 trong 3 doanh nghiệp đó chiếm thị phần rất lớn. Thế nhưng kêt quả sau đó cũng chính họ đã phải đưa tin đính chính: “Phạt 3 doanh nghiệp gas, mỗi doanh nghiệp 20 triệu đồng" Họ thừa hiểu "bị phạt 20 triệu"" khác với "bị tước giấy phép kinh doanh" là như thế nào, họ chắc cũng thừa biết doanh nghiệp người ta sẽ khổ sở như thế nào vì thông tin thất thiệt đăng lên báo, thế nhưng họ vẫn cứ làm, và điều đó khác gì là tội ác.
   Mới đây nhất là vụ việc của Tổng Công ty Dầu-PVOil,  chẳng biết nghe hơi nồi chõ thế nào, họ đưa tin: “PVOil tuyên bố ngừng bán xăng E5”, báo hại PVOil phải cấp tốc gửi văn bản khắp nơi để bác bỏ thông tin, yêu cầu nói lại.  Trong văn bản gửi các cơ quan báo chí, PVOil nhấn mạnh:
Thời gian gần đây trên một số phương tiện truyền thông có đăng tải thông tin về việc Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PV OIL tạm ngừng  bán xăng sinh học E5 (xăng pha 5% Ethanol) tại các điểm kinh doanh xăng dầu của PV OIL và các đại lý. Theo nội dung các báo đài đưa tin hoặc trích nguồn đều cho rằng đó là ý kiến của PV OIL. Bằng văn bản này bác chúng tôi khẳng định thông tin trên là không chuẩn xác”. (trích Công văn số 1408/DVN-VP của Tổng Công ty Dầu VN gửi các cơ quan thông tấn báo chí ngày 22-2-2012).
   Hay như sự kiện “Thành lập Tổng Công ty Cảng Hàng không VN” cũng vậy. Không hiểu một loạt nhà báo nghe hơi, coppy nhau qua lại thế nào mà cả tên và chức danh của người được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên của tổng công ty này cũng đều bị đưa sai. Từ “Nguyễn Nguyên Hùng-Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cảng Hàng không miền Nam” họ ngang nhiên viết thành: “Nguyễn Anh Hùng-Chủ tịch Hội đồng Quản trị…”. Thật là bó tay!
(trong ảnh là hình chụp một bài đưa tin kiểu "nghe hơi nồi chõ" đăng trên một tờ báo mạng).
   Trường hợp của Bộ trưởng Bộ GTVT cũng tương tự như thế. Vì quen thói nói láo, nói vống lâu ngày mà không bị ai phản ứng, nên họ lại tiếp tục ham hố giật gân câu khách và bịa đặt ra một câu nói khống rồi lu loa lên cho là Bộ trưởng nói. Kết quả là một loạt tờ báo phải đăng cải chính.
   Dưới đây là lời xin lỗi đăng trên 1 tờ báo ra ngày 11-2-2012:  “Ngày 9.2, (...) đăng tin Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Dự án nâng cấp QL1A qua Quảng Nam không triển khai được tôi sẽ từ chức", dẫn lời Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nói trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam ngày 9.2 nhân chuyến kiểm tra tình hình an toàn giao thông và tiến độ thi công các công trình giao thông trọng điểm trên QL1A đoạn qua Quảng Nam. Ngay sau khi có thông tin phản hồi Bộ trưởng không nói câu đó trong chuyến làm việc Quảng Nam, Ban Biên tập, Tòa soạn (...)  đã quyết định cho gỡ bản tin này khỏi trang nói trên trong chiều 10.2; đồng thời yêu cầu PV (...) giải trình. PV (...) đã không trưng được băng ghi âm cũng như các cứ liệu khác để chứng minh và đã thành khẩn nhận khuyết điểm về sai sót trong tác nghiệp, dẫn đến thông tin không chính xác, ảnh hưởng đến uy tín của lãnh đạo ngành GTVT.  Báo (...) trân trọng cáo lỗi cùng Bộ trưởng Đinh La Thăng và bạn đọc.” (ảnh dưới)
  Một scandal nữa trong giói showbiz đã làm cho Hoa hậu Mai Phương Thúy vô cùng đau khổ, còn độc giả thì phải bàng hoàng khi nghe họ đưa tin: Bộ VHTT đồng ý tước danh hiệu Hoa hậu của Mai Phương Thúy”. Thế nhưng ngay sau đó Bộ VTTT đã buộc phải khẩn cấp có văn bản phủ nhận  rằng: “Về thông tin 'Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đồng ý tước danh hiệu Hoa hậu Mai Phương Thúy, chúng tôi khẳng định đây không phải quan điểm chính thức của Bộ”.
   Những nạn nhân của những “con sâu báo chí” cho biết, họ hay bị những con sâu ấy bịa đặt, xuyên tạc và bóp méo câu nói của họ. Ví dụ, trong câu nói của tôi 1000 từ thì họ chỉ lọc lấy 3 từ cần cho họ, rồi họ phun ra những nội dung sai lệch hoàn toàn. Đấy là cách làm thiếu tính nhân văn và thiếu đạo đức nghề nghiệp của một số phóng viên nhà báo hiện nay”-một doanh nhân trong ngành văn hóa đã bày tỏ như thế. Cũng theo doanh nhân này, có lẽ các tờ báo lá cải, câu khách rẻ tiền đó chưa đánh giá được hệ lụy của những việc họ làm và dung túng bao che, họ đã, đang và sẽ tự hủy diệt chính mình nếu không sớm chấn chỉnh lại. “Là tổng giám đốc của một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nhu cầu quảng cáo trên báo chí đối với chúng tôi là rất lớn, rất cần thiết, nhưng chúng tôi chỉ chọn những tờ báo có uy tín, chứ không bao giờ lựa chọn những tờ báo bát nháo, chuyên đưa tin biạ đặt, sai lệch, giật gân câu khách như một số báo lá cải đang làm. Bởi lẽ, một khi độc giả đã không tin tưởng, đã ghê sợ tờ báo đó thì những sản phẩm của mình đăng trên tờ báo đó có còn được họ tin tưởng sử dụng không? Câu trả lời chắc chắn là không rồi”-Tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhấn mạnh thêm...
 

*AN TOÀN-AN NINH HÀNG KHÔNG – HIỂM HỌA ĐẾN TỪ ĐÂU?

Nguyễn Thu Tuyêt (SGGP 1-3-2012)

   Nguy cơ đe dọa an toàn-an ninh hàng không (HK)  không chỉ đến từ bầu trời, từ hệ thống kiểm soát không lưu quá tải mà còn đến từ ý thức con người, từ mặt đất…
KHI BẦU TRỜI QUÁ TẢI
 Ông Nguyễn Xuân Hiển - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay VN cho biết, lưu lượng máy bay bay trên vùng trời Việt Nam trong năm qua đã tăng 20% so với năm trước đó. Riêng lưu lượng máy bay cất hạ cánh tại Sân bay Tân Sơn Nhất tăng từ 380-400 chuyến/ngày lên 500 chuyến/ngày, toàn vùng FIR Hồ Chí Minh (vùng thông báo bay khu vực phía Nam) tăng từ khoảng 900 chuyến/ngày lên hơn 1200 chuyến/ngày.  Con số tăng trưởng mạnh mẽ này đang là một thách thức rất lớn đối với ngành HK, đặt biệt là đối với hoạt động quản lý hoạt động bay. 
Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài (ACC) TPHCM. Ảnh: HOÀNG TRUNG NAM
Đài chỉ huy Tân Sơn Nhất. Ảnh: BÙI TUẤN KHIÊM
   Thời gian gần đây, khi báo chí đưa tin về tình trạng kẹt máy bay, tắc nghẽn đường HK, nhiều người đã tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu tại sao bầu trời bao la như thế mà vẫn bị tắc nghẽn… Thế nhưng trên thực tế điều đó hoàn toàn xảy ra khi hệ thống kiểm soát không lưu (KSKL) bị quá tải, không đủ khả năng đáp ứng cho công tác bảo đảm hoạt động bay. Và như thế nguy cơ tai nạn bay rất dễ xảy ra, đó cũng chính là nguyên nhân của một loạt sự cố trong hoạt động hàng không xảy ra mới đây.
   Điển hình nổi bật có thể kể là vụ việc xảy ra vào ngày 19-12-2011, một chiếc máy bay Airbus A320 (của Vietnam Airlines) xuýt nữa đã đâm phải một chiếc máy bay Boeing B737-400 (của Jetstar Pacific), khi chiếc máy bay của Vietnam Airlines vừa cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) đi Cát Bi (Hải Phòng), trong khi chiếc máy bay của Jetstar Pacific đang bay về Sân bay Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân đã được Cục Hàng không VN nhận định là số lượng chuyến bay cao, hầu hết các máy bay đều đang trong giai đoạn lấy và giảm độ cao, trong khi phương án điều hành bay chưa hợp lý, khả năng bao quát nền không lưu và kỹ năng điều hành của kiểm soát viên không lưu (KSVKL) chưa cao. 
   Hay như vụ việc xảy ra vào ngày 1-10-2011 cũng vậy. Khi một máy bay từ Đài Loan bay về, chuẩn bị tiếp cận hạ cánh xuống Sân bay Tân Sơn Nhất (cách mặt đất chừng 10 km), KSVKL đáng lý phải hô báo khẩu lệnh “25 phải” thì lại hô “25 trái”.  Lúc này trên đường băng phía KSVKL hô nhầm (25 trái) đang có công nhân và ô tô chuyên dụng làm vệ sinh. Rất may là ngay lập tức, một KSVKL khác nhận ra sự nhầm lẫn này nên thông báo ngay cho đồng nghiệp vừa báo sai, nhờ vậy mà một vụ tai nạn HK thảm khốc đã được ngăn chặn kịp thời…
  Vì sao lại có sự nhầm lẫn đáng tiếc đó, câu trả lời vẫn là do sự quá tải của hệ thống KSKL. Thực tế cho thấy, sự quá tải của của hệ thống KSKL (bao gồm: cấu trúc các vùng trời, khả năng của các trang thiết bị phục vụ công tác điều hành bay, các quy trình làm việc của công tác điều hành bay, trình độ làm việc của KSVKL...). Trong đó trình độ làm việc của KSVKL đóng vai trò rất quan trọng có thể nói là quyết định. Theo Điều 11 của “Quy chế không lưu HK dân dụng” thì nhiệm vụ của KSVKL là “Kiểm soát hoạt động bay trong phạm vi trách nhiệm được phân công; trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy; cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay; thông báo các tin tức nhận được từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay khác có liên quan...). Theo đó, KSVKL kiểm soát hoạt động bay bằng cách đưa ra các mệnh lệnh, hướng dẫn, gọi chung là “huấn lệnh” nhằm giữ các máy bay trong những khung phân cách (giữ máy bay ở những giãn cách an toàn trong không gian 3 chiều) theo tiêu chuẩn mà nhà chức trách HK quy định, nhằm mục đích ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay, giữa các tàu bay với chướng ngại vật, đảm bảo an toàn cho các tàu bay trong vùng trách nhiệm. Một KSVKL có kỹ năng làm việc tốt và dày dạn kinh nghiệm thì việc chỉ huy vài ba cặp máy bay tránh nhau là chuyện bình thường, nếu xuất hiện căp thứ 4 anh ta sẽ cảm thấy đôi chút  khó khăn mặc dù vẫn có thể chỉ huy khá dõng dạc, nếu có cặp thứ 5 anh ta sẽ bắt đầu cảm thấy lúng túng thế nhưng nếu xuất hiện cặp thứ 6 chắc chắn anh ta sẽ… quên một cái gì đó, việc suy nghĩ, tính toán và ra huấn lệnh sẽ bị chậm lại, giống như hiện tượng máy tính bị treo do mở quá nhiều ứng dụng … 
   Vì vậy để tránh tình trạng quá tải của hệ thống KSKL nêu trên thì việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ KSVKL trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
KHI MẶT ĐẤT “BUÔNG LƠI”…
   Có thể nói, nguy cơ đe dọa an toàn, an ninh HK không chỉ đến từ bầu trời, từ hệ thống KSKL quá tải mà con đến từ ý thức con người, từ mặt đất. Theo Cảng vụ Hàng không miền Nam, thời gian gần đây các vụ vi phạm an toàn HK đang ở mức báo động. Ngoài việc chuyến bay bị gián đoạn hoặc hủy chuyến gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, đây còn là hồi chuông báo động về an toàn HK đối với loại hình vận chuyển hành khách này. Nếu chỉ tính riêng trong thời gian từ tháng 8-2011 đến tháng 2-2012, Cảng vụ HK miền Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 hành khách vi phạm các quy định về an toàn HK gồm: 1 trường hợp không tuân theo sự hướng dẫn về an toàn HK của thành viên tổ bay; 4 trường hợp mở cửa thoát hiểm tàu bay đang khai thác trái quy định; 11 trường hợp hút thuốc trên tàu bay; 1 trường hợp vi phạm trật tự, kỷ luật trong tàu bay. Số liệu trên cho thấy, số vụ vi phạm an toàn HK có dấu hiệu tăng từ hút thuốc lá trong toilet, đòi mở cửa thoát hiểm… dù rằng hãng vận chuyển đã đưa ra nhiều khuyến cáo.  Điều đó chứng tỏ chế tài và các mức xử phạt trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe.
   Trên thực tế, từ tháng 7-2010, khung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HK theo Nghị định 60/CP đã được nâng lên đáng kể. Ví dụ hành khách tự ý mở cửa thoát hiểm bị phạt 15 triệu đồng, hay như trường hợp dọa có bom trên máy bay sẽ bị phạt đến mức tối đa là 30 triệu đồng... Tuy nhiên, có vẻ như mức phạt này vẫn không ngăn được các vụ vi phạm có xu hướng tăng thời gian gần đây.  Điều này chứng tỏ các khung hình phạt hiện tại không đủ sức răn đe,  khiến cho an toàn, an ninh của các chuyến bay liên tiếp bị đe dọa.  Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, theo Thứ trưởng Bộ GTVT kiêm Cục trưởng Cục Hàng không VN Phạm Quý Tiêu, việc tăng mức phạt tiền cũng như áp dụng các hình phạt bổ sung cho các hành vi vi phạm phổ biến nêu trên là cần thiết, và sắp tới đây Cục HK Việt Nam sẽ phải đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định 60/CP.
   Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nếu chỉ tăng mức xử phạt thôi chưa đủ. Trên thực tế, nhiều vụ vi phạm xảy ra gần đây cho thấy hành khách nhiều người còn rất thiếu hiểu biết về mức xử phạt cũng như hậu quả do hành vi mình gây ra. Vì vậy, bên cạnh việc tăng mức xử phạt như đề xuất nêu trên, ngành HK cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền quy định pháp luật về HK trên diện rộng, phổ biến nhiều hơn để người dân tiếp cận thông tin một cách tốt hơn, từ đó việc thực thi các quy định pháp luật về an toàn an ninh hàng không cũng sẽ hiệu quả hơn… 

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

ĐỒNG TIỀN VÀ SỰ THÀNH ĐẠT

Doanh nhân đích thực sẽ không vung tiền tùy tiện
   Là đại gia Việt Nam sở hữu máy bay riêng, là một trong 29 người được Tạp chí Wall Street Journal của Mỹ bình chọn là doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại khu vực Đông Nam Á, tự đánh giá về mình, ông Đoàn Nguyên Đức nhận xét mình là doanh nhân trong số hiếm khi mà có tài, có tiền nhưng lại không có tật. Theo ông, những doanh nhân thành đạt thật sự không bao giờ thích thể hiện mình. Họ luôn ý thức được giá trị của đồng tiền và việc sử dụng đồng tiền đó thế nào cho hiệu quả … Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của ông với Phunutoday.
- Anh đánh giá thế nào về cách thể hiện đẳng cấp, chơi "trội" của một số doanh nhân trẻ tuổi thành đạt hiện nay?
Đoàn Nguyên Đức: - Đối với tôi đó mới chỉ là những doanh nhân đang trên đường thành đạt thôi chứ chưa thể nói là thành đạt. Theo tôi biết thì những người trẻ tuổi thành đạt thật sự giờ rất ít. Những người thành đạt thật sự họ sống rất giản dị và đơn giản chứ không giống một số người thích thể hiện đẳng cấp, thích chơi sang như hiện nay. Cái kiểu chưa thể hiện được tài năng đã thể hiện đẳng cấp thì không phải là những người thành đạt thật sự.
- Thế còn con người của bầu Đức?
Đoàn Nguyên Đức: Tôi sống rất giản dị, đơn giản. Người ta thường nói "lắm tài, nhiều của thì nhiều tật" nhưng may mắn một điều bầu Đức "lắm tài, nhiều của mà lại không có tật"... (cười).
-Ngày 20/2 trong đám cưới toàn siêu xe cực sang của con trai đại gia thủy sản miền Tây, bà Diệu Hiền - Tổng giám đốc công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) có nói: Nếu Bầu Đức hôm đó không bận chắc chắn anh đã cho mượn máy bay để con trai bà rước dâu. Hẳn bầu Đức sẽ gật đầu vì cùng giới kinh doanh với nhau?
Đoàn Nguyên Đức: - Không bao giờ có chuyện đó. Tôi khẳng định, tôi không có quan hệ gì với bà Hiền, tôi cũng không biết bà Hiền là ai cả. Bà Hiền với tôi chưa bao giờ gặp mặt, cũng chưa bao giờ là bạn bè. Nếu là bạn bè tôi hỏi mượn vì mục đích kinh doanh, mục đích vì công việc thì tôi sẵn sàng. Nhưng, nếu mượn máy bay để phục vụ đám cưới, đi rước dâu thì không bao giờ.
 Máy bay tôi mua về không phải để phục vụ đám cưới. Dù có là bạn thân tôi cũng không đồng ý vì nếu làm như vậy thì nó phải được liệt vào hàng bất bình thường chứ không phải là "chơi sang".
- Người ta thấy bầu Đức có vẻ không thích hưởng thụ, không tiệc tùng, du hí. Liệu có một lúc nào đó, bầu Đức sẽ du ngoạn thế giới bằng máy bay riêng cùng chân dài?
Đoàn Nguyên Đức: - Tôi không quen ai chân dài! Vì tôi không có thời gian và tôi cũng không có sở thích ngắm chân dài. Tôi cũng không biết sau này tôi già có đổi tính đổi nết hay không nhưng hiện tại tôi chưa có ý nghĩ đó.
- Anh định nghĩa thế nào về đồng tiền? Với anh đồng tiền đóng vai trò như thế nào trong công việc, trong các mối quan hệ và trong cuộc sống?
Đoàn Nguyên Đức:- Đối với tôi đồng tiền cực kỳ quan trọng. Tôi khẳng định, tất cả chúng ta ai cũng cần tiền. Chúng ta đi làm hàng ngày cũng chỉ vì kiếm tiền. Nếu anh không có tiền anh sẽ chẳng làm được gì. Dù chỉ là tờ giấy in ra thôi nhưng với tôi đồng tiền nó chính là thước đo sức lao động, thước đo cho sản phẩm, thước đo của sự thành đạt.
-Nhưng có người sử dụng đồng tiền hiệu quả, có người lại lợi dụng đồng tiền để đánh bóng mình, làm nổi bật mình. Quan điểm của anh thế nào về việc này?
Đoàn Nguyên Đức: - Tôi là người rất nhiều tiền, có thể nhiều tiền hơn tất cả mọi người nhưng nếu dùng đồng tiền không có ý nghĩa thì tôi không dùng.
  - Anh nghĩ gì khi nhiều đại gia Việt hiện nay sẵn sàng bỏ ra cả triệu đô để mua một con chó, thuê cả dàn ca sĩ hải ngoại phục vụ riêng tại nhà hay đón dâu bằng cả đoàn xe siêu sang, mua du thuyền để du ngoạn cùng bạn bè....?
Đoàn Nguyên Đức: - Nếu mua du thuyền, hay siêu xe để phục vụ cho công việc thì tôi đồng ý. Nếu mua là để thể hiện, thì dù tôi là người có rất nhiều tiền tôi cũng không bao giờ làm việc đó. Tôi cho rằng, những người thích thể hiện mình như vậy chắc chắn không phải là số đông.
  Những người doanh nhân thành đạt thật sự không bao giờ thể hiện mình theo cách đó. Họ sẽ không sử dụng đồng tiền một cách tùy tiện như vậy. Nếu những đồng tiền đó là do chính họ kiếm ra bằng mồ hôi, công sức của họ, họ sẽ tự có ý thức sử dụng đồng tiền của mình. Theo tôi, đồng tiền có nhiều việc phải làm, đồng tiền mình làm ra mình phải sử dụng nó thế nào cho hiệu quả. Nếu anh có nhiều tiền, hãy nghĩ đến những người nghèo. Không phải đem cho họ mà hãy tạo cho họ việc làm. Tại sao chúng ta không tạo cho hàng hai, ba chục ngàn người đang thất nghiệp có việc làm, mà lại đi mua một con chó để làm gì. Đó là việc làm không đúng, sử dụng đồng tiền không có hiệu quả.
Không bỏ tiền triệu mua chó Tây Tạng, không mua du thuyền nghìn đô để du ngoạn hưởng thụ cùng bạn bè, nhưng lại là doanh nhân Việt Nam sở hữu chiếc máy bay riêng. Có phải đây là cách chơi "trội", cách khẳng định đẳng cấp "đại gia" theo cách riêng của bầu Đức?
Đoàn Nguyên Đức: - Điều đó không đúng. Chưa một ai thấy tôi sử dụng máy bay cho công việc cá nhân, hay đưa gia đình đi chơi một lần nào. Tôi mua để phục vụ công việc, vì mục đích phát triển của doanh nghiệp. Đến hôm nay, tôi có thể khẳng định tôi mua máy bay là đúng và tôi sử dụng nó rất hiệu quả trong công việc. Từ trước đến nay chưa bao giờ người ta thấy bầu Đức có một chiếc xe hơi, chứ chưa nói là có một chiếc xe hơi tốt.Cũng chưa bao giờ thấy tôi tổ chức những buổi tiệc đình đám hay những cuộc đi chơi du hí... Nhưng tại sao tôi sẵn sàng bỏ cả mấy triệu đô la để mua một chiếc máy bay?
Thứ nhất: Máy bay không phục vụ cho riêng tôi. Nó phục vụ tất cả mọi người trong công ty, những ai có việc là cứ đi. Những khi máy bay bận tôi vẫn đi công tác bằng Vietnam Arlines.
Thứ hai: Khi tôi chưa mua máy bay việc đi lại giữa Pleiku với Tp.HCM và các tỉnh là rất khó khăn. Tôi không thể chạy long nhong bằng xe hơi từ Pleiku tới TP.HCM trong khi tôi cần phải giải quyết đến cả núi công việc trong một ngày.
Từ khi mua máy bay tôi thấy nó là phương tiện rất cơ động và rất hiệu quả trong công việc.
- Anh phải có một niềm đam mê rất mãnh liệt. Đó có phải là niềm đam mê kiếm tiền? Kiếm thật nhiều tiền?
Đoàn Nguyên Đức: - Không. Nếu nói tôi làm việc chỉ vì kiếm tiền thì họ đã sai. Tôi không thiếu tiền. Tôi rất nhiều tiền, thậm chí tiền của tôi có thể nói tiêu cả 3 đời, 4 đời, đến 5 đời cũng không thể hết được tiền. Tôi làm việc vì đam mê. Đó là niềm đam mê trong công việc. Niềm đam mê với cái đích phải đến của mình.
-Cái đích mà anh muốn nói đến là gì?
Đoàn Nguyên Đức: - (Cười), tôi đã có cái đích của mình. Hiện tôi đang đi và tôi phải cố gắng để đến được cái đích đó. Còn cái đích đó là gì thì hiện tôi chưa thể chia sẻ với bạn được...
-Anh kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực, sau này anh muốn người ta nhắc đến bầu Đức như một nhà quản lý giỏi hay là một ông bầu giỏi trong giới showbiz?
Đoàn Nguyên Đức: - Giới showbiz? Tôi không có năng khiếu. Tôi thích được người ta nhắc tới tôi là một ông bầu nhưng là ông bầu trong bóng đá... (cười).
- Xin cảm ơn anh!
                     Theo Lam Nguyễn (Phunutoday)
                     (Snow đặt tiêu đề và trích đăng lại)

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

KỶ NIỆM CỦA SNOW ...

Snow đam mê viết lách, yêu thích nghề báo với những chuyến đi khám phá, nhiều trải nghiêm, thích gặp gỡ giao lưu, tìm tòi, chắt chiu những điều hay, lẽ phải vào trong những bài viết của mình để phục vụ cộng đồng xã hội... Hành trình và những năm tháng làm nghề viết báo sẽ mãi mãi là những kỷ niệm mà Snow không thể nào quên... 
Những tuyển tập tác phẩm của Snow

Tây An-Trung Quốc 2009

 London-Anh 2011

Seoul-Hàn Quốc 2007
Singapore 2006
Paris-Pháp 2011

Tokyo-Nhật Bản-2007
 
Bangkok-Thái Lan 2005

Malaysia 2004

 

Philippines 2011

Viêng-Chăn -Lào (2011)


Căm-pu-chia-2009

Thâm Quyến - 2002
        Cung điện Potala - Thánh địa Phật giáo Tây Tạng 2011  

Hong Kong 2004

  


 
London-Anh 2011
Singapore 2006
 
Viêng-Chăn-Lào 2011

Cửu Trại Câu-Trung Quốc 2011

 
London - Anh 2011


Tây An -Trung Quốc 2009

Paris-Pháp 2011


Lào 2011

 

Jeju-Hàn Quốc - 2007

Căm-pu-chia 2009
Hà Nội -2009

Yên Tử (Quảng Ninh) - 2012

Tuy Hòa-Phú Yên 10-2-2012

Đà Nẵng-2010

Đà Lạt-2011

Giàn khoan-2011

Côn đảo-2011

Bắc Ninh-2001

Buôn Ma Thuột-2010

Bạc Liêu - 2009

Liên Khương (9 - 2009)

Hà Nội  (7 - 2010)


Sinh nhật 2009

Sinh nhật 2009

Yaris đen

Yaris bạc












Côn Đảo 2010
























 Snow 1-3-2012 (tác giả ảnh: NVĐ).
Snow 3-2010 (tác giả ảnh: TB) phóng to từ bản gốc là
hình chụp làm Thẻ Nhà báo 2011-2015  
Snow 12-2009 (tác giả ảnh: HVT)

Snow 12-2009 (tác giả ảnh CH)
Snow 7-2009 (tác giả ảnh: TĐH)
SNOW VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN


















 


Nhận kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Dầu khí VN" (21 - 6 - 2010)


Nhận huy chương "Vì Sự nghiệp Báo chí VN" (21-6- 2008)