Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

ĐỈNH THIÊNG YÊN TỬ

  Xuân Nhâm Thìn 2012, mẹ và Vy đã có một chuyến du Xuân thật vui và thật là ý nghĩa... Không chỉ về thăm quê nội, mẹ còn đưa Vy lên tận đỉnh núi Yên Tử để viếng Chùa Đồng-một ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở miền Bắc... Chuyến đi này cũng là dịp để 2 mẹ con thử nghiệm sức khỏe, thử nghiệm sự kiên trì dẻo dai khi chinh phục đỉnh núi cao thiêng này...
   Cuối cùng thì cả 2 mẹ con đã chiến thắng, đã đặt chân lên đỉnh núi cao thiêng để tận tay gõ chuông Chùa Đồng. Người ta bảo "Khánh chùa Hương, Chuông chùa Đồng"- trong đời người nên ít nhất một lần lên nơi đây để trải nghiệm sự mênh mang của đất trời và cả sự linh thiêng tỏa ra từ khói hương, để nghe âm vang lời người xưa vọng về từ đỉnh núi Yên Tử trứ danh này...

Chinh phục Yên Tử sơn



 Đường lên Yên Tử sơn...

Mênh mang Yên Tử...
Núi Yên Tử (cao 1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi... Hành trình lên Yên Tử ngày nay sẽ không vất vả như xưa nữa vì hệ thống cáp treo 1 lên gần Hoa Yên đã hoàn thành năm 2002 và hệ thống cáp treo 2 lên cổng trời (khu vực đỉnh Yên Tử) đã được đưa vào sử dụng từ mùa lễ hội 2008.
Tận tay gõ chuông thiêng chùa Đồng và thành kính trước hương khói linh thiêng...
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa Bái ĐínhCố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến tham quan, chiêm bái.
Trên đường về Hà Nội, mẹ và Vy tiếp tục viếng chùa Côn Sơn - Kiếp Bạc, nơi Nguyễn Trãi đã lưu danh trong quãng đời còn lại...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét